leftcenterrightdel
Đồ uống có đường có tác động xấu đến axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây 

Cụ thể, trong nghiên cứu này có tổng cộng 46.393 nam giới trưởng thành khỏe mạnh đã tham gia điều tra tần suất và loại đồ uống có đường (bao gồm nhiều loại đồ uống có ga, nước ép trái cây và trái cây giàu fructose).

Sau 12 năm theo dõi, những người uống nhiều hơn 2 đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ tăng axit uric và mắc bệnh gút đạt 85% so với những người không uống đồ uống nào. Các loại nước trái cây cũng cho kết quả tương tự. Những người uống nước ép trái cây (hơn 2 cốc/ngày) có nguy cơ mắc bệnh gút cao gần gấp đôi so với những người không uống nước trái cây.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng đường tinh luyện được khuyến nghị nên ít hơn 10% tổng lượng calo và sẽ tốt hơn nếu dưới 5%. Do đó, việc uống nước có lượng đường cao sẽ làm chúng ta vượt quá giới hạn.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên Tạp chí Y học New England cũng khám phá mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và tăng axit uric. Nghiên cứu quy mô lớn này đã theo dõi 47.150 nam giới từ 40 - 75 tuổi trong 12 năm. Kết quả cho thấy, những người tiêu thụ hơn 1,92 khẩu phần thịt mỗi ngày có nguy cơ tăng axit uric cao hơn 41% so với những người ăn ít hơn 0,81 khẩu phần. Do đó, ngoài luyện tập thì chế độ ăn uống lành mạnh là lựa chọn tốt cho những người muốn kiểm soát axit uric.

Theo laodong