leftcenterrightdel
Người có axit uric cao không nên uống trà sữa. Đồ hoạ: Hạ Mây 

 

Chúng ta biết rằng, trà sữa ngoài việc được làm từ hỗn hợp sữa và trà, còn được thêm một lượng lớn đường và tinh chất khác. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà sữa ngọt sẽ làm tăng sản xuất axit uric, cộng với việc bổ sung purin trong khẩu phần ăn hằng ngày rất dễ làm tăng axit uric trong cơ thể, dẫn đến tăng axit uric máu.

Đường fructose gây hại cho sức khỏe có trong trân châu. Đường, siro, hương liệu trái cây, trái cây tươi và nước ép trái cây cũng có thể làm tăng mức purin trong cơ thể.

Tình trạng tăng axit uric máu lâu dài có thể dẫn đến bệnh gút và tổn thương thận. Trong thực hành lâm sàng, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân tăng axit uric máu có triệu chứng rõ ràng, hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng. Do đó, các trường hợp uống trà sữa quá nhiều sẽ không xảy ra triệu chứng cho đến khi bị biến chứng suy thận cấp.

Ngoài ra, uống quá nhiều trà sữa còn có thể gây tăng cân, béo phì dẫn đến nhiều tình trạng bệnh khác ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh trà sữa còn có các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng hộp,… cũng được các bác sĩ cảnh báo chúng ta không nên uống hằng ngày.

Theo laodong