Tác động của việc uống nhiều nước ngọt đến người có axit uric cao
Cập nhật lúc 23:54, Chủ nhật, 18/02/2024 (GMT+7)
Nước ngọt không chỉ có hại cho sức khoẻ mà còn tác động xấu đến một số tình trạng bệnh. Người có axit uric cao không nên uống loại nước này vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
|
|
Nước ngọt có tác động xấu đến nồng độ axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây |
Theo một nghiên cứu mới đây tại Ấn Độ, thói quen thích uống nước ngọt có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu, và bệnh gút.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ nhiều nước ngọt và nước ép trái cây đóng hộp có nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, một số bệnh gây đau khớp.
Theo nhóm nghiên cứu, những tác động liên quan đến đồ uống ngọt với nồng độ axit uric còn lớn hơn cả rượu, bia.
Trưởng nhóm nghiên cứu Hyon K Choi của Đại học British Columbia (Canada) cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng, nếu tiêu thụ nhiều đường fructose, nguy cơ tăng axit uric, mắc bệnh gút của bạn sẽ tăng gấp đôi".
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận sau khi theo dõi hơn 46.000 nam giới trên 40 tuổi không có tiền sử bệnh gút trong khoảng thời gian 12 năm. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, nguy cơ phát triển bệnh gút cao hơn 85% ở những người đàn ông uống 2 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày so với những người uống ít hơn 1 lon mỗi tháng.
Những người đàn ông tiêu thụ một lượng lớn nước ép trái cây đóng hộp cũng có nguy cơ tăng axit uric cao hơn.
Theo laodong