Tác động của vitamin D trong việc kiểm soát axit uric
Cập nhật lúc 10:35, Thứ năm, 23/05/2024 (GMT+7)
Vitamin D ngoài việc giúp cải thiện sức khoẻ xương, giúp bạn giảm bớt sự thèm ăn, còn có lợi trong việc kiểm soát axit uric.
Vitamin D được bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng có thể có lợi cho việc phòng ngừa và kiểm soát axit uric cao, bệnh gút.
Vitamin D có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, một số loại cá, nấm và thực phẩm chức năng.
Dựa trên thông tin từ Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Mỹ (NHANES), các nhà nghiên cứu cho biết, tiêu thụ vitamin D có thể làm giảm nồng độ axit uric ở nam và nữ. Trong khi nam giới được chứng minh là được hưởng lợi từ cả nguồn thực phẩm và viên uống bổ sung vitamin D, thì nữ giới chỉ được hưởng lợi từ nguồn thực phẩm.
Trong một nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thực hiện, có 71 người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường đã được cung cấp vitamin D2, vitamin D3 và không dùng gì trong 12 tuần. Kết quả cho thấy, người sử dụng một trong 2 dạng vitamin D đều giảm nồng độ axit uric.
Vitamin D có trong các loại thực phẩm như sữa đậu nành, ngũ cốc, bột yến mạch, lòng đỏ trứng...
Ngoài việc tác động đến nồng độ axit uric, vitamin D còn có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh, chẳng hạn như trầm cảm, tiểu đường, ung thư, bệnh tim... và là thành phần cần thiết để xây dựng, duy trì xương chắc khỏe.
Theo laodong