1. Cơ chế rụng tóc

Rụng tóc xảy ra do hậu quả thứ phát của điều trị hóa trị và xạ trị. Cả 2 phương pháp này đều tấn công các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng trong cơ thể nhưng cũng có thể tấn công các tế bào bình thường khác, như các tế bào ở chân tóc, dẫn đến rụng tóc.

Mức độ rụng tóc sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc đang dùng, liều lượng và tần suất điều trị. Trong khi một số bệnh nhân chỉ bị mỏng tóc nhẹ, những người khác có thể bị rụng tóc nặng hơn.

Rụng tóc liên quan đến hóa trị thường bắt đầu từ 2 đến 4 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Các vùng lông khác trên cơ thể cũng có thể bị rụng như lông mày, lông mi. Nhưng rụng tóc do hóa trị, xạ trị chỉ là tạm thời, tóc thường bắt đầu mọc trở lại vài tuần sau khi kết thúc điều trị.

Tại sao hóa trị gây rụng tóc? - Ảnh 1.

Rụng tóc là tác dụng phụ phổ biến của hóa trị và xạ trị điều trị ung thư.

Rụng tóc do hóa trị liệu chủ yếu do hai cơ chế:

  • Bằng cách ngăn chặn sự phân chia của tế bào sừng (tế bào lông) trong nang lông gây rụng tóc anagen effluvium. Tùy thuộc vào độc tính của thuốc, liều lượng điều trị, anagen effluvium có thể nặng (rụng tóc nhanh nhưng mọc nhanh) hoặc có thể là anagen effluvium một phần, loạn dưỡng (rụng tóc chậm và tóc mọc chậm).
  • Sản sinh sợi tóc mỏng, có thể khiến tóc bị gãy ở nang lông.

2. Rụng tóc trong quá trình hóa trị phụ thuộc vào điều gì?

Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào một số yếu tố:

2.1 Chất hóa trị

Một số thuốc hóa trị liệu gây rụng tóc nhiều hơn những thuốc khác, như doxorubicin và docetaxel, những thuốc khác nhẹ hơn như vinorelbine, cyclophosphamide hoặc các liệu pháp hướng vào mục tiêu phân tử (palbociclib, erlotinib, sunitinib...).

2.2 Lịch trình điều trị

Các chế độ dùng liều cao, tiêm tĩnh mạch và ngắt quãng, và những chế độ kết hợp nhiều loại thuốc, gây ra chứng rụng tóc nhanh và nặng hơn. Rụng tóc thường bắt đầu sau 2 tuần kể từ lần sử dụng đầu tiên và đến cuối chu kỳ thứ hai.

Tại sao hóa trị gây rụng tóc? - Ảnh 2.

Một số thuốc hóa trị liệu gây rụng tóc nhiều hơn những thuốc khác.

Tuy nhiên, các loại thuốc liều thấp, được dùng bằng đường uống và các chất gây độc tế bào tiêm tĩnh mạch hàng tuần, thường gây ra chứng rụng tóc ít nghiêm trọng hơn với thời gian khởi phát chậm hơn và tiến triển hơn.

3. Rụng tóc có hồi phục được không?

Tóc thường mọc trở lại khi ngừng điều trị. Điều này là do hóa trị tác động lên các tế bào tăng sinh và không ảnh hưởng đến các tế bào gốc có nhiệm vụ phát triển nang trứng.

Các nang tóc phục hồi chu kỳ phát triển của nó vài tuần sau khi tạm ngừng điều trị và sự phục hồi của tóc trở nên rõ ràng trong 3-6 tháng. Tuy nhiên, rụng tóc từng phần vĩnh viễn đã được mô tả sau khi sử dụng một số thuốc như docetaxel, mặc dù tỷ lệ thấp.

4. Có thể ngăn ngừa rụng tóc không?

Mặc dù không thể ngăn rụng tóc nhưng có thể kiểm soát được. Chăm sóc tóc trong quá trình điều trị có thể làm chậm quá trình rụng tóc. Gội đầu nhẹ nhàng và ít thường xuyên hơn, tốt nhất là gội đầu bằng nước ấm, sử dụng loại dầu gội nhẹ như dầu gội dành cho em bé.

Cũng có thể giảm nguy cơ rụng tóc khi ngủ bằng cách chuyển sang sử dụng áo gối bằng lụa hoặc sa tanh để giảm ma sát và xơ rối cho tóc. Tránh tác động nhiệt lên tóc như uốn tóc, sấy tóc… Có thể tùy chọn đội tóc giả hoặc khăn quàng cổ nếu muốn.

Theo suckhoedoisong.vn