Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu sức khỏe của 246.499 người trưởng thành tại Đan Mạch mắc trầm cảm và so sánh với những người cùng độ tuổi và giới tính nhưng không mắc trầm cảm. Tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 51 tuổi. Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, không ai trong số họ bị sa sút trí tuệ. Dữ liệu sức khỏe của các đối tượng nghiên cứu được phân tích đánh giá từ năm 1977 đến 2018 để tìm kiếm dấu hiệu khởi phát sa sút trí tuệ.

Kết quả cho thấy, khoảng 2/3 số đối tượng nghiên cứu có chẩn đoán mắc trầm cảm trước 60 tuổi. Những người mắc trầm cảm có nguy cơ bị sa sút trí tuệ gấp 2,4 lần trong thời gian theo dõi 41 năm so với những người không mắc trầm cảm. Nhóm nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố liên quan như giới tính hoặc độ tuổi khi được chẩn đoán mắc trầm cảm, họ nhận thấy:

- Những người được chẩn đoán mắc trầm cảm từ 18 đến 59 tuổi có nguy cơ sa sút trí tuệ cao gấp 3 lần so với người cao tuổi bị trầm cảm.

- Nam giới được chẩn đoán mắc trầm cảm có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao gấp 3 lần so với phụ nữ.

Tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người bị trầm cảm dưới 59 tuổi - Ảnh 2.

Tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người bị trầm cảm.

Nguy cơ sa sút trí tuệ vẫn tồn tại ngay cả khi những người bị trầm cảm được dùng thuốc chống trầm cảm trong vòng 6 tháng kể từ khi có chẩn đoán mắc trầm cảm. Số lần nhập viện của người mắc trầm cảm cũng liên quan tới mức độ nguy cơ sa sút trí tuệ. Nhóm nghiên cứu cho rằng cần tiến hành thêm các nghiên cứu về mối liên quan giữa các phác đồ điều trị trầm cảm, thời gian điều trị với nguy cơ mắc trầm cảm.

Các nhà khoa học cho biết: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng trầm cảm không chỉ là triệu chứng sớm của sa sút trí tuệ mà còn liên quan đến làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ".

"Tuy nhiên, nghiên cứu chưa xem xét tới yếu tố thời gian hoặc hiệu quả của các biện pháp điều trị, cũng như chưa thể xác định được đối tượng nào đã nhận liệu pháp hành vi. Trong đánh giá về mức độ nặng nhẹ của bệnh, việc tái nhập viện nhiều lần liên quan đến tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Nhìn chung, những kết quả này có thể giúp thúc đẩy các nghiên cứu tiếp theo tập trung vào các mối liên quan đa chiều, sự thay đổi theo thời gian giữa điều trị và sa sút trí tuệ, đặc biệt là khi áp dụng các biện pháp đánh giá đo lường gánh nặng bệnh tật và mức độ nặng nhẹ của trầm cảm" – Các nhà khoa học cho biết thêm.

Theo suckhoedoisong.vn