Alzheimer là loại sa sút trí tuệ phổ biến. Đây là một bệnh tiến triển gây suy giảm liên tục chức năng não. Vẫn chưa có cách chữa trị bệnh Alzheimer, tuy nhiên, các chuyên gia từ Trường Lão khoa Leonard Davis của Đại học Nam California (USC) đã phát hiện ra rằng, một kỹ thuật thở (hít vào trong 5 giây và thở ra trong cùng một khoảng thời gian 5 giây, trong 20 phút, hai lần/ngày), có thể làm giảm khả năng mắc bệnh, bằng cách làm giảm lượng amyloid beta (có liên quan đến bệnh Alzheimer) trong máu.
1. Sự tích tụ của beta- amyloid có liên quan đến alzheimer
TS. David Merrill, giám đốc Trung tâm Sức khỏe Não bộ Thái Bình Dương của Viện Khoa học Thần kinh Thái Bình Dương tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở California cho biết, sự tích tụ của peptide amyloid-beta trong não là bước đầu tiên trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer.
Khi cơ thể căng thẳng sẽ làm tăng sản xuất các peptid amyloid-beta và hơi thở thư giãn sẽ làm giảm mức độ của các peptid này trong máu. Do đó, điều quan trọng là giảm thiểu các tác nhân gây căng thẳng ngay từ đầu để giúp cơ thể và tâm trí khỏe mạnh.
Khi cơ thể căng thẳng sẽ làm tăng sản xuất các peptid amyloid-beta, là tác nhân gây bệnh Alzheimer
2. Hơi thở ảnh hưởng đến peptide amyloid-beta
Nghiên cứu trên 108 người, một nửa trong độ tuổi từ 18 đến 30 và một nửa từ 55 đến 80 tuổi.
Nhóm thứ nhất được cho nghe nhạc êm dịu hoặc nghĩ về những hình ảnh êm dịu, chẳng hạn như cảnh bãi biển hoặc đi dạo trong công viên… Nhóm thứ hai áp dụng bài tập thở (được thiết kế nhịp tim tăng lên khi hít vào và giảm xuống khi thở ra).
Các nhà nghiên cứu đã hoàn thành các xét nghiệm máu trước khi bắt đầu các bài tập thở và một lần nữa sau bốn tuần; xem xét hai peptid – amyloid 40 và 42. Mức độ cao hơn của các peptide này trong máu có thể cho thấy nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.
Bài tập thở giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer,
Các nhà khoa học nhận thấy, nồng độ trong huyết tương của cả hai peptide đều giảm ở nhóm thứ hai trong quá trình nghiên cứu. Kết quả tương tự ở cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi tham gia.
Nhóm nghiên cứu từ USC tin rằng, điều này ảnh hưởng đến amyloid beta trong máu do cách thở ảnh hưởng đến nhịp tim. Những thay đổi về nhịp tim sau đó sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cách não tạo ra protein và loại bỏ chúng.
Theo GS. Mara Mather, tác giả nghiên cứu, ít nhất cho đến nay, các can thiệp tập thể dục không làm giảm mức beta amyloid, nhưng thường xuyên tập thở nhịp độ chậm, thông qua phản hồi sinh học, thay đổi nhịp tim có thể là một cách ít rủi ro và chi phí thấp để giảm nồng độ beta amyloid trong huyết tương và giữ chúng ở mức thấp trong suốt tuổi trưởng thành.
Bất kỳ bài tập thở nào giúp chúng ta bình tĩnh và giảm căng thẳng, cũng như cho phép chúng ta ngủ tốt... đều giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, các nhà khoa học khuyến cáo.
Tuy nhiên, ngoài beta amyloid thì protein tau bất thường (một loại protein não khác) cũng là nguyên nhân làm phát triển bệnh Alzheimer.
Theo suckhoedoisong.vn