leftcenterrightdel
 Lối sống nhẹ nhàng, vô tư được người trẻ Trung Quốc ưa chuộng. Ảnh minh hoạ: Pexels/Anna Pou.

Hashtag “light people” (tạm dịch: “những người nhẹ nhàng”) thu hút 175.000 lượt xem trên mạng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc. Nhiều người trẻ tại Trung Quốc chọn lối sống nhẹ nhàng, ít trở ngại, giữ thái độ thờ ơ với những thứ xung quanh.

Lý do họ đưa ra là duy trì trạng thái tinh thần ổn định, tránh xa những bất ổn về mặt tâm lý. Những người này thờ ơ với công việc, tình cảm và tất cả mối quan hệ xã hội, theo SCMP.

‘Light people’ là ai?

leftcenterrightdel
 Nhiều người trẻ không coi trọng vật chất, mối quan hệ xã hội, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, muốn ổn định tâm lý, tinh thần. Ảnh minh hoạ:Pexels/Ketut Subiyanto.

“Light people” không tham vọng thành công, ít ham muốn với vật chất và hiếm khi bị ám ảnh bởi những mối quan hệ xã hội. Nếu những người này phải lòng, nảy sinh tình cảm với ai đó, họ thường để cảm xúc trôi qua.

Quan điểm của họ là mọi mối quan hệ đều có khả năng rạn nứt, dễ dàng kết thúc. Những người trẻ này chọn cách quên đi, để thời gian giải quyết vấn đề.

“Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua” là châm ngôn sống của nhóm người trên.

Lối sống này được chính những người được gọi là “light people” cho là nhạt nhẽo, kém thú vị.

Trái ngược với “light” là “dense”. Các cá nhân theo đuổi phong cách sống này có xu hướng hướng ngoại.

Họ thường xuyên ra ngoài, thích chia sẻ và không ngại tiếp xúc với đám đông. Cuộc trò chuyện trên mạng xã hội của những người này thường kết thúc bằng các sticker, nhãn dán thể hiện cảm xúc.

Những người theo đuổi phong cách sống “dense” cũng thích bày tỏ ý tưởng, thể hiện quan điểm và hy vọng truyền cảm hứng, lay động người khác.

‘Light people’ không tự chui vào vỏ ốc

Trước khi “light people” trở thành khái niệm được đón nhận rộng rãi, “tang ping” cũng từng là trào lưu thu hút sự chú ý.

Cụm từ này xuất hiện cách đây vài năm tại Trung Quốc, chỉ những người trẻ quay trở lại vùng an toàn, rút lui khỏi đời sống tấp nập, xô bồ.

leftcenterrightdel
 “Tang ping” là những người từ bỏ lối sống tập nập, vội vã, lựa chọn vùng an toàn của mình. Ảnh minh hoạ:Pexels/Cottonbro Studio.

Điều này phản ánh sự chán nản, mệt mỏi của người lao động trẻ đối với công việc. Họ thể hiện sự ngán ngẩm đối với giá cả leo thang và mức lương không đổi.

Những người này cho biết họ không đủ tiền mua nhà dù lao động cật lực. Giá thành một căn hộ tại các thành phố lớn ở Trung Quốc cao gấp 40 đến 50 lần mức lương trung bình hàng năm của phần lớn nhân sự.

Nhìn chung, nhịp độ cuộc sống gấp gáp, hối hả, vội vàng và áp lực thành công lớn là những nguyên nhân dẫn đến xu hướng này. Lực lượng lao động trẻ của đất nước tỷ dân thể hiện thái độ sống đối lập với guồng quay trên.

Tuy nhiên, “light people” không hoàn toàn giống với khái niệm “tang ping”. Những người sống nhẹ nhàng không chọn cách chui vào vỏ ốc của mình.

Họ vẫn tận hưởng cuộc sống ở mức độ nhất định. Các cá nhân này chỉ không muốn tiêu tốn quá nhiều năng lượng.

Xu hướng này không chỉ được thể hiện ở lối sống mà còn phản ánh qua cách đón nhận thần tượng của công chúng. Khán giả cho thấy sự yêu thích đối với những nghệ sĩ trong sáng, ngây thơ, vô tư và ít vụ lợi.

Nữ diễn viên Yan Ni, người thường xuyên quên lời trong các bài phát biểu trước đám đông, vì thế thu hút số lượng lớn người hâm mộ.

Khán giả Trung Quốc cũng yêu thích rapper Mỹ Ice Spice. Nghệ sĩ này có phong cách rap điềm tĩnh, là một ví dụ điển hình cho lối sống nhẹ nhàng, vô tư.

Theo lifestyle.znews