leftcenterrightdel
 Phụ nữ thường có giấc ngủ kém hơn nam giới

Kim Eh-ra, một nhân viên văn phòng ngoài 30 tuổi cho biết, thời quan gần đây, số tiền mà mỗi tháng cô phải chi nhiều nhất là để có giấc ngủ ngon. Kim cho biết, công việc càng căng thẳng, cô càng chi nhiều tiền hơn để ngủ ngon hơn.

“Đầu tiên, tôi đầu tư 1 chiếc máy "khuếch tán giấc ngủ" giúp dễ chìm vào giấc ngủ với giá hơn 10.000 won (7,30 USD). Sau đó, tôi chọn một số chất bổ sung, bao gồm kẹo dẻo melatonin và viên magie, cuối cùng tôi mua một chiếc gối mềm và mịn có giá hơn 300.000 won” - cô nói.

Theo một báo cáo do tổ chức tư vấn của Tập đoàn Tài chính KB công bố hôm 10/4, chi tiêu của Kim phản ánh "thị trường giấc ngủ" đang phát triển nhanh chóng ở Hàn Quốc. Theo dữ liệu từ Tập đoàn Tài chính KB thì, trong 10 năm, từ 2011-2021, số tiền người Hàn Quốc chi ra để có giấc ngủ ngon đã tăng hơn 6 lần (lên 3.000 tỉ won).

Tập đoàn KB dự đoán, thị trường sẽ còn tăng nữa và ước tính có giá trị hơn 40.000 tỉ won vào năm 2026.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường này diễn ra khi người Hàn Quốc bị cho là ngày càng thiếu ngủ đặc biệt nghiêm trọng. Người dân Hàn Quốc, Nhật Bản bị cho là thiếu ngủ hơn so với mức trung bình của người dân các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Dữ liệu năm 2021 của OECD cho biết, ở Hàn Quốc, thời gian ngủ trung bình là 471 phút/ngày, thấp hơn 30 phút so với mức trung bình của các nước trong OECD.

Người Nhật Bản dành 442 phút mỗi ngày để ngủ.

Người dân ở Anh ngủ trung bình 508 phút/ngày, người Úc là 512 phút, người Mỹ là 531 phút và người Trung Quốc ngủ 541 phút/ngày.

Chất lượng giấc ngủ của người Hàn Quốc cũng rất thấp.

Công ty công nghệ y tế Philips đã khảo sát 13.000 người từ 13 quốc gia, số người hài lòng với giấc ngủ của mình chiếm 55%, riêng ở Hàn Quốc, tỉ lệ này là 41%.

Căng thẳng chiếm 54% nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ, nguyên nhân tiếp theo là tình trạng phòng ngủ (40%), mất ngủ và thói quen làm việc (37%), hoạt động giải trí quá mức (36%), tình trạng sức khỏe (32%) và ngáy (29%).

Số bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ là 1,09 triệu người vào năm 2022, tăng từ 855.000 người vào năm 2018.

Theo phụ nữ TPHCM