Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật. Ngoài ra, vitamin rất quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng, tăng cường sức mạnh của xương, chức năng não và cân bằng nội tiết tố...

Cơ thể cần 13 loại vitamin thiết yếu có sẵn từ các nguồn thực phẩm khác nhau. Mỗi loại vitamin có các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Nhiều triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, khó chịu... đến giảm mật độ xương, chấn thương thường xuyên, thay đổi màu da… là những dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin. Và sự thiếu hụt của hai loại vitamin 12 và vitamin A có thể làm ảnh hưởng đến thị lực.

photo-1657467878027

Thiếu vitamin B12 và vitamin A có thể làm giảm thị lực

1.Thiếu hụt vitamin B12 gây giảm thị lực như thế nào?

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng và sự phát triển của não và tế bào thần kinh. Sự thiếu hụt của vitamin B12 có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác (còn gọi là bệnh thần kinh thị giác).

Dây thần kinh thị giác có nhiệm vụ mang tín hiệu từ mắt đến não. Tín hiệu thần kinh truyền từ mắt đến não sẽ bị rối loạn do tổn thương này, có thể dẫn đến giảm thị lực trung tâm.

Bệnh thần kinh thị giác là một trong những biến chứng hiếm gặp của việc thiếu hụt vitamin B12. Điều trị bằng cách bổ sung B12 thường giúp cải thiện tình trạng suy giảm này.

Ngoài ra, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) là một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gia tăng đối với những người lớn tuổi. Căn bệnh này là kết quả của sự tích tụ các chất lắng đọng ở đáy mắt hoặc sự phát triển bất thường của các mạch máu. Trong cả hai trường hợp, bệnh nhân bị mất một phần đáng kể của thị lực trung tâm.

Mặc dù không có cách chữa khỏi AMD, nhưng dường như có một phương pháp ăn kiêng để làm chậm quá trình này. Ăn thực phẩm giàu vitamin B12 như bông cải xanh đã được chứng minh là giúp làm chậm sự tiến triển của AMD.

photo-1657467881495

Thực phẩm giàu vitamin B12

Dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B12:

  • Dị cảm (cảm giác kim châm ở cảnh tay hoặc chân)
  • Thay đổi trong suy nghĩ, cảm giác và hành vi
  • Mất tập trung và cảm thấy yếu ớt
  • Khó chịu và trầm cảm
  • Viêm lưỡi
  • Loét miệng
  • Sa sút trí tuệ

Để bổ sung vitamin B12, bạn nên ăn thịt gia cầm, thịt cừu, cá (cá ngừ và cá tuyết chấm đen), hải sản như động vật có vỏ và cua, và các sản phẩm từ sữa như trứng, sữa, pho mát và sữa chua…

2.Thiếu vitamin A, nguyên nhân gây khô mắt, quáng gà

photo-1657467883691

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A phòng ngừa thiếu hụt loại vitamin này

Vitamin A, một loại vitamin tan trong chất béo, được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa. Vitamin A cũng có trong một số loại trái cây và rau lá xanh...

Vai trò của vitamin A với mắt:

  • Giúp võng mạc chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu hình ảnh trong võng mạc.
  • Đảm bảo sự trưởng thành chính xác của các tế bào bề mặt mắt.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu vitamin A sẽ làm khô giác mạc, dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, việc thiếu hụt loại vitamin này sẽ gây ra những tổn thương cho võng mạc và giác mạc.

Dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin A

  • Quáng gà là triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu vitamin A.
  • Các triệu chứng khác bao gồm nhiễm trùng và bệnh khô mắt (tình trạng mắt trở nên rất khô và ngứa). Khô mắt (khô giác mạc) có thể dẫn đến loét, sẹo mắt…

Thiếu vitamin A cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe nói chung. Trong nhiều trường hợp, điều trị kịp thời với liều cao vitamin A có thể làm đảo ngược các tình trạng này.

Theo NHSphô mai, trứng, cá nhiều dầu, bơ ít béo tăng cường, sữa, sữa chua và các sản phẩm từ gan là một số nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A, giúp làm giảm sự thiếu hụt này.

Ngoài ra, có thể bổ sung các thực phẩm có chứa beta-carotene như xoài, đu đủ, cà rốt, khoai lang… vì cơ thể có thể chuyển hóa beta-carotene thành retinol (là một dẫn xuất vitamin A).

Theo suckhoedoisong.vn