Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là hiện tượng (tình trạng) giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Hay nói cách khác thiếu máu là tình trạng máu không đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh mang oxy cùng chất dinh dưỡng đến các cơ quan.

Đối tượng nào dễ bị thiếu máu?

- Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ cao thiếu máu nếu chế độ ăn cung cấp không đủ chất sắt.

- Phụ nữ: một phần liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ thai kỳ... Yếu tố này có khả năng ảnh hưởng và làm thay đổi lượng máu trong cơ thể.

- Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như bệnh thận có thể bị thiếu máu do suy giảm sản xuất hồng cầu.

- Tuổi vị thành niên vẫn có thể bị thiếu máu, đặc biệt ở những trẻ phát triển thể chất quá nhanh nhưng chế độ dinh dưỡng không đầy đủ các nhóm chất và khiến cơ thể thiếu hụt các nguyên liệu tạo máu.

Thiếu máu: Ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? - Ảnh 1.

Thiếu máu khiến các cơ quan hoạt động kém, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.

Nguyên nhân thiếu máu

- Thiếu máu do giảm sản xuất máu tại tủy xương.

- Thiếu máu thiếu sắt: do những bệnh lý gây mất máu như giun móc, viêm loét dạ dày, cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, u chảy máu trĩ...

 Thiếu máu do thiếu acid folic: thường gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu, kém hấp thu, sử dụng thuốc ngừa thai...

- Thiếu máu do thiếu vitamin B12: do cắt đoạn dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hay cắt đoạn hồi tràng.

- Do bất thường di truyền: bất thường trong cấu tạo chuỗi Hemoglobin hồng cầu, dẫn đến thời gian sống của hồng cầu rút ngắn.

- Thiếu máu do tán huyết miễn dịch: do trong cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ gây nên hiện tượng thiếu máu.

- Thiếu máu do suy tủy xương: do tình trạng tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu cần thiết cho cơ thể, do nhiễm trùng, hóa chất, tia xạ, di truyền...

- Thiếu máu do suy thận mạn: suy thận mạn gây ra hiện tượng giảm tế bào cạnh cầu thận, làm cho lượng Erythropoietin giảm thấp.

Thiếu máu: Ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? - Ảnh 2.

Thiếu máu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Dấu hiệu thiếu máu

- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức. Có thể ngất lịm nhất là khi thiếu máu nhiều.

- Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay.

- Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim.

- Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt; hoặc có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu thiếu máu huyết tán; hoặc có thể kèm theo sạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hoá sắt. Đặc biệt có thể quan sát rõ ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay...hoặc ở niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng...Màu sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.

- Lưỡi: màu nhợt hoặc có thể nhợt vàng trong huyết tán, hoặc bự bẩn trong thiếu máu do nhiễm khuẩn, hoặc lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer. Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng, (thường gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc).

- Tóc rụng, móng tay giòn dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía, bở, dễ gãy, …

- Khi thiếu máu, tim sẽ phải đập nhanh và có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu. Nếu thiếu máu lâu mà không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến suy tim.

Thiếu máu ăn gì?

Đối với những người thiếu máu có thể thực hiện chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm:

Chất sắt: Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô.

Folate: Được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu thận, đậu phộng và các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo.

Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B-12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành tăng cường.

Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những thứ này cũng giúp tăng hấp thu sắt.

Thiếu máu: Ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? - Ảnh 3.

Người thiếu máu có thể sử dụng cao ban long để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh

Hỗ trợ cải thiện thiếu máu từ cao ban long

Cao ban long hay còn gọi là cao sừng hươu, là sản phẩm được chiết xuất từ sừng già của hươu, từ xa xưa đã được sử dụng như một nguyên liệu quý để chăm sóc sức khỏe con người. Cao ban long thường được sử dụng để hỗ trợ dưỡng huyết và bồi bổ cơ thể, mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng, đặc biệt tốt cho những người mắc các chứng xuất huyết.

Cao ban long Sibiri của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Altai Sibiri có tác dụng hỗ trợ dưỡng huyết và bồi bổ cơ thể. Hỗ trợ mạnh gân xương, tăng sức đề kháng, giảm suy nhược cơ thể và giảm nguy cơ xuất huyết. Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê nhức chân tay,... Sản phẩm này tốt cho người gầy yếu, mệt mỏi, suy nhược, sức đề kháng kém. Người mắc các chứng xuất huyết (dạ dày, trĩ), đau nhức xương khớp.

Cao ban long Sibiri là sản phẩm đã qua chế biến nên người dùng có thể sử dụng trực tiếp hoặc cũng có thể kết hợp thêm các thành phần dưỡng chất khác để tăng hương vị, giúp cơ thể dễ hấp thu.

Theo suckhoedoisong.vn