Câu hỏi: Tôi thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt sau thời gian dài ngồi làm việc với máy tính tại văn phòng, tôi nghĩ mình bị thiếu máu não, làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Trả lời: GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ khu vực miền Bắc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 108

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não dẫn tới thiếu oxy lên não và giảm các chất dinh dưỡng nuôi não làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Thiếu máu não ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa hơn, tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng của não bộ cũng như sức khỏe chung. Dấu hiệu thiếu máu não khá mờ nhạt, đặc biệt là giai đoạn đầu và giai đoạn tiến triển nên nhiều người bệnh còn thờ ơ, chủ quan, dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm xoang, tiền mãn kinh, rối loạn tiền đình…. Vì vậy, bệnh có cơ hội phát triển gây biến chứng nặng, nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của người bệnh.

Những nguyên nhân gây thiếu máu não điển hình là:

- Xơ vữa động mạch: chiếm 80% trường hợp thiếu máu não

- Thoái hóa, chấn thương đốt sống cổ

- Bệnh lý tim mạch

- Tăng huyết áp

- Ngoài ra, có thể do các yếu tố sinh hoạt như lo lắng, căng thẳng kéo dài, chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, hút thuốc lá, lười tập thể dục,...

- Những người làm văn phòng (văn thư, đánh máy, máy tính) thường hay có những biểu hiện thiếu máu não do:

+ Làm việc tĩnh tại, tập trung, tư thế đầu luôn hướng ra trước, cột sống cổ ít thay đổi dẫn đến mất đường cong sinh lý dễ thoái hóa, hình thành các gai xương, gây hẹp lỗ liên kết, kích thích giao cảm cổ gây co thắt động mạch đốt sống (là động mạch nuôi tiểu não, thân não

+ Chế độ ăn thường ăn thực phẩm chế biến sẵn (nhiều dầu mỡ, ít rau xanh), ăn nhanh, dễ lắng đọng lipid, gây vữa xơ động mạch, hẹp lòng động mạch

+ Ít tập luyện, áp lực công việc, căng thẳng kéo dài

Thieu mau nao anh 1

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ khu vực miền Bắc, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 108 cho biết suy giảm trí nhớ là triệu chứng điển hình, xuất hiện sớm nhất ở bệnh nhân bị thiếu máu não. Ảnh:Thạch Thảo.

Một số dấu hiệu thiếu máu não điển hình dân văn phòng cần lưu ý để chủ động đánh giá tình trạng sức khỏe của mình gồm:

- Giảm sút trí nhớ, mệt mỏi: Tế bào não không được cung cấp đủ năng lượng hoạt động thường xuyên dẫn tới tình trạng lão hóa tăng lên, hoạt động và chức năng não cũng bị suy giảm. Trong đó, chứng suy giảm trí nhớ là triệu chứng xuất hiện sớm nhất.

- Đau đầu: Hầu hết là đau nhức nặng đầu, đau đầu có thể xảy ra bất chợt và tần suất ngày càng phổ biến hơn theo mức độ bệnh. Tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên hơn khi đột ngột di chuyển, thay đổi tư thế đầu, tâm lý căng thẳng, suy nghĩ nhiều hoặc khi vừa ngủ dậy.

Hoa mắt, ù tai, chóng mặt: Cảm giác hoa mắt khiến người bệnh không thể đứng vững, choáng váng, mất thăng bằng hoặc có thể ngã.

Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh thường xuất hiện tình trạng ngủ chập chờn, khó ngủ, dễ bị tỉnh giữa giấc, hay mơ... Tình trạng này thường nặng dần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh khiến họ thiếu tỉnh táo, dễ cáu gắt, kích động, giảm hiệu suất làm việc.

Tê bì chân tay: Tê bì các đầu ngón tay, chân do máu nuôi đến các khu vực này cũng bị ảnh hưởng. Cảm giác tê ngứa giống như kiến bò khiến người bệnh khó chịu, nó có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. - Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): Theo Hiệp hội Tim mạch và Đột quỵ Mỹ (AHA/ASA): TIA là một hội chứng mạch máu - thần kinh cấp, rối loạn chức năng thần kinh thoáng qua do thiếu máu cục bộ não, tủy sống hoặc võng mạc, không có nhồi máu não cấp (AHA/ASA, 2016).

Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua là cảm giác yếu bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, mù mắt tạm thời (có thể 1 hoặc 2 mắt), chóng mặt, bối rối, tê liệt, khó khăn trong giữ thăng bằng và đi lại,… và hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. TIA có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não nên cần chẩn đoán và theo dõi đầy đủ.

Thiếu máu não có thể chữa được khi xác định được nguyên nhân gây thiếu máu não. Cụ thể, các phương pháp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não:

- Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ và thói quen ăn mặn. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu omega như cá hồi, cá tuyết, tảo biển… và các thực phẩm giàu polyphenol như trà, các loại đậu… giúp chống gốc tự do. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Hạn chế các đồ uống có cồn và hút thuốc lá.

- Tập thể dục thể thao thường xuyên: Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày

- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ và bệnh lý liên quan, điều trị các bệnh lý liên quan

- Nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện các bộ môn giúp giảm stress như yoga hay thiền định…

Ngoài ra, dân văn phòng có thể tham khảo một số thảo dược có tác dụng hoạt huyết thông mạch như bạch quả, hồng hoa, đương quy, đinh lăng,… để tăng cường máu lên não, cải thiện các triệu chứng của thiếu máu não.

Thieu mau nao anh 2

Hoạt huyết thông mạch TW3 với thành phần chiết xuất từ các thảo dược có tác dụng hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não giúp giảm các triệu chứng: suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, mất ngủ, tê bì chân tay do lưu thông máu kém.

Theo Zing