Ảnh minh họa

Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì tại quốc gia này có đến hơn 1/3 dân số trưởng thành bị chứng thiếu ngủ.

Thiếu ngủ làm giảm hiệu suất làm việc

Rối loạn giấc ngủ cũng làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và công việc. Nếu bạn ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm, bạn có thể tỉnh táo suốt cả ngày. Nhưng nếu bị khó ngủ vài ngày hoặc bị rối loạn giấc ngủ thì có thể bị thiếu ngủ, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của não bộ.

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến chức năng gan

Gan là cơ quan giải độc quan trọng nhất trong cơ thể con người. Theo nghiên cứu, gan bắt đầu chức năng thải độc tố mạnh mẽ từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau. Để quá trình này diễn ra hiệu quả nhất, cơ thể phải ở trong trạng thái ngủ say, việc thường xuyên thức khuya sẽ làm cản trở quá trình này diễn ra, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan.

Mất ngủ tác động xấu đến não bộ

Ảnh minh họa

Sau một ngày hoạt động mệt mỏi, não cần có thời gian để nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng, nhưng nếu chất lượng giấc ngủ bị giảm sút hoặc không ngủ đủ giấc, não bộ sẽ phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, có thể khiến cơ thể bị rơi vào trạng thái mất nhận thức.

Điều này có thể khiến trí nhớ sẽ bị giảm sút đáng kể, làm tăng tình trạng tối loạn, lo âu, cáu gắt, mệt mỏi… và nảy sinh các vấn đề đáng lo ngại hơn như cảm thấy chán nản trong cuộc sống.

Mất ngủ tác động đến hormone gây đói bụng

Ảnh minh họa

Thiếu ngủ có liên quan đến sự thèm ăn quá mức so với khi chúng ta nghỉ ngơi đầy đủ, theo báo cáo của nhiều nghiên cứu.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng sự gia tăng tỉ lệ béo phì trùng hợp với mức sút giảm giờ giấc ngủ và bất ổn trong thói quen ngủ nghỉ.

Theo giadinhvietnam