leftcenterrightdel
 

Thời gian ăn tối có thể ảnh hưởng tới hiệu suất nạp thức ăn, chất dinh dưỡng. Đồng thời, thời gian ăn cũng tác động đến cân nặng, hệ miễn dịch …

Khoa học phát hiện gì về thời điểm ăn tối?

Nghiên cứu định nghĩa ăn tối sớm là từ 3 - 4 giờ trước khi đi ngủ, phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể. Ăn vào thời điểm này cho phép cơ thể tiêu hóa thức ăn, xử lý hiệu quả chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình phục hồi và ngủ ngon hơn.

Kết quả đã phát hiện người ăn tối sớm có lượng đường trong máu thấp hơn, khả năng đốt cháy chất béo tốt hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn và mức năng lượng cao hơn. Ngược lại, ăn tối muộn dẫn đến cảm giác đói nhiều hơn, đốt cháy calo chậm hơn và tăng tích trữ chất béo, gây nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí y khoa Obesity Reviews đã đánh giá 9 thử nghiệm và kết luận rằng ăn tối sớm giúp giảm cân nhiều hơn đáng kể. Ngoài ra, tình trạng kháng insulin, đường huyết lúc đói và mức cholesterol xấu LDL đều được cải thiện.

Những phát hiện này có ý nghĩa lớn đối với người bệnh tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, buồng trứng đa nang và rối loạn tim mạch.

Tuy nhiên, tiến sĩ Wendy Bazilian, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Bazilian, Đại học Loma Linda (Mỹ), khuyên tốt nhất nên ăn tối trước giờ đi ngủ khoảng 2 - 3 tiếng. Điều này đảm bảo cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi tốt trong khi ngủ.

Theo vov