leftcenterrightdel
Bỏ bữa sáng: Sau giấc ngủ dài, dạ dày của bạn trống rỗng và cần co bóp. Nhịn ăn sáng sẽ khiến dạ dày tự co bóp, dịch vị tiết ra nhưng không có gì tiêu hóa, gây hại cho bao tử. Đây là nguyên nhân sản sinh ra các bệnh viêm loét, đau dạ dày mạn tính. Ảnh: Unsplash 
leftcenterrightdel
Ăn quá nhanh: Thói quen ăn uống vội vàng, không nhai kỹ sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kịp ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này gây hại cho niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày. Dạ dày phải làm việc nhiều hơn nếu như không có men tiêu hóa của nước bọt. Điều này có thể gây ra những tổn thương và lâu dần sẽ gây nên tình trạng đau dạ dày. Ảnh: Healthdigest 
leftcenterrightdel
Nằm xuống ngay sau khi ăn: Theo Healthline, sau khi ăn nhiều, chúng ta thường sẽ cảm thấy rất buồn ngủ. Ngoài ra, cảm giác "díu mắt" đôi khi xuất hiện sau khi chúng ta tiêu thụ một số loại thực phẩm, như carbohydrate đơn giản, cá béo, thịt mỡ, quả anh đào, hạnh nhân... Việc ngủ hay nằm ngay sau khi ăn có thể khiến thức ăn chúng ta vừa ăn bị rò rỉ cùng với axit dạ dày qua cơ vòng thực quản vào thực quản. Tình trạng này gây ra cảm giác ợ chua, một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh: Shutterstock 
leftcenterrightdel
Không uống đủ nước: Dạ dày cần sự trợ giúp của nước để quá trình sản xuất axit dạ dày diễn ra tối ưu nhằm tiêu hóa thức ăn. Khi thiếu nước, dạ dày sẽ tự động làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Sau thời gian dài, thói quen này có thể là nguyên nhân gây rối loạn dạ dày. Ngoài ra, không uống đủ nước có thể cản trở quá trình tiêu hóa ở ruột và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm táo bón và viêm dạ dày. Ảnh: Healthcentral 
leftcenterrightdel
Thức khuya: Buổi tối là khoảng thời gian dạ dày nghỉ ngơi hỗ trợ phục hồi và tái tạo các tế bào niêm mạc. Thức khuya kèm tâm trạng lo lắng, căng thẳng khiến cơ quan này tăng tiết dịch vị, dẫn đến buồn nôn, chướng bụng, đau quặn bụng. Ảnh: Popsugar 
leftcenterrightdel
Uống nhiều rượu bia: Uống quá nhiều rượu khiến gan và dạ dày của bạn bị tổn thương. Khi đi vào cơ thể, các chất trong loại đồ uống này kích thích axit dạ dày, gây hại niêm mạc dạ dày. Sau thời gian dài, điều này dẫn đến hình thành vết loét hoặc ngăn chặn vết loét hiện tại lành lại. Lạm dụng rượu bia cùng một số loại thức uống có cồn khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm, loét, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Ảnh: Medicalcenter 
leftcenterrightdel
 Lạm dụng thuốc giảm đau: Việc lạm dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, như aspirin và ibuprofen, có thể khiến dạ dày gặp nhiều vấn đề. Điều này có thể gây loét dạ dày, làm gián đoạn chức năng của hệ tiêu hóa và gây đau nhiều. Hãy tránh điều này bằng cách chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và có sự tư vấn của bác sĩ. Ảnh: Freepressjournal

Theo ZNews