leftcenterrightdel
 

Muốn khỏe mạnh hơn, bạn nên nuôi dưỡng từ đôi chân của mình. Giáo sư Trần Thục Trưởng (Chủ nhiệm khoa Trung y Bệnh viện Đông Phương) từng nói: "Bàn chân xa tim nhất, lượng máu từ tim cung cấp đến bàn chân rất ít, lớp mỡ dưới bề mặt bàn chân mỏng, khả năng giữ nhiệt tương đối kém. Vậy nên càng cần nuôi dưỡng đôi chân, nếu không sẽ sinh đủ bệnh, từ đau dạ dày, đau bụng, đau thắt lưng..."

Y học Trung Quốc quan niệm bàn chân là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí, họ còn ví đôi chân là "bộ não thứ hai" của con người.

leftcenterrightdel
 

Một trong những động tác sống thọ được Y học Trung Quốc lưu truyền đến ngày nay đó là thói quen nhón gót chân. 

Theo lý luận của Y học cổ truyền Trung Quốc, từ ngón chân, gót chân đến cẳng chân và đùi trong đều là kinh mạch lá lách, gan và thận, được gọi là ba kinh mạch âm của bàn chân. Khi thực hiện nhón gót chân thường xuyên có thể kích thích ba kinh mạch này, làm cho khí và huyết lưu thông, từ đó làm ấm các cơ quan nội tạng. 

Nhón gót đã được sử dụng từ rất lâu đời trong thời cổ đại. Nó là một trong những động tác phổ biến trong bài bài tập Bát Đoạn Cầm - đây là bài khí công nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Có tác dụng khỏe xương cốt, kinh mạch, điều hòa nội tạng.

leftcenterrightdel
 

Nhón gót là động tác vô cùng đơn giản, không chỉ phù hợp cho người cao tuổi, mà còn tốt cho người ốm yếu suy nhược, trẻ em và phụ nữ.

Những lợi ích khi chúng ta thực hiện nhón gót chân mỗi ngày

- Nhón gót hay kiễng chân, sẽ thúc đẩy cơ bắp chân khỏe mạnh, từ đó cải thiện tình trạng lưu thông máu. Cho phép máu cung cấp đủ oxy cho cơ tim, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

- Bài tập kiễng chân còn có thể vận động chân tay và trí óc, loại bỏ các vấn đề về trí não do tập trung lâu ngày.

- Kiễng chân mỗi ngày giúp chống suy giãn tĩnh mạch, tăng cường sự vững chắc của khớp cổ chân.

leftcenterrightdel
 

- Kiễng chân cũng có thể tránh chấn thương đầu gối, là phương pháp tập luyện tốt cho nhiều người cao tuổi có khớp gối hoạt động kém.

- Người bị thận khí yếu thường có các triệu chứng như ớn lạnh, gót chân đau, chi dưới phù nề. Để cải thiện tình trạng của thận, bạn nên thực hiện kiễng chân mỗi ngày vì động tác này giúp kích thích hệ thống kinh mạch của thận.

- Cơ thể suy nhược là do dương khí không đủ để nuôi dưỡng não, dẫn đến khí và huyết trong não kém lưu thông. Việc kiễng chân có thể kích thích đồng thời kinh mạch bàng quang và ba kinh mạch âm của bàn chân, giúp chống suy nhược và nuôi dưỡng nội tạng tốt.

Một số lưu ý khi thực hiện bài tập kiễng chân

1. Cách kiễng chân

- Giữ cơ thể thẳng đứng, hai chân chụm vào nhau và hai tay đặt ngang hông; 

- Sau đó từ từ kiễng chân lên, dùng ngón chân bám chắc mặt đất rồi từ từ nâng cơ thể lên; 

- Cuối cùng, thực hiện động tác rơi tự do, để gót chân chạm đất, tạo ra một rung động nhẹ. Thực hiện liên tiếp động tác này.

Bạn có thể thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi sáng và tối, thời gian kiễng chân nên ở mức 2-3 giây, mỗi lần từ 1-5 phút.

Ngoài kiễng chân khi đứng, bạn cũng có thể thực hiện kiễng chân trong khi đi bộ (mỗi lần thực hiện 30-50 bước, nghỉ ngơi và lặp theo vài lần tùy theo thể trạng). Kiễng chân khi ngồi, lặp lại từ 30-50 lần. Kiễng chân trong khi nằm, mỗi lần 20 đến 30 lần, ngày 2 đến 4 lần.

leftcenterrightdel
 

2. Thận trọng khi người trung niên và người cao tuổi kiễng chân

 - Kiễng chân đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ cơ thể. Do đó người trung niên, cao tuổi bị cao huyết áp, loãng xương không nên thử đi kiễng chân để tránh gặp các vấn đề sức khỏe.

- Việc nhón gót nên thực hiện từng bước một, không nên dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ dễ dẫn đến đau gót chân. Nếu nó gây đau, bạn đừng lo lắng, hãy nghỉ ngơi vài ngày, ngâm chân bằng nước ấm. Như vậy bạn sẽ sớm khỏe lại.

Đậu Đậu (Nguồn: QQ, Aboluowang)