Ngày 23/7 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp.
Thế giới đã ghi nhận gần 16.000 trường hợp mắc tại 74 quốc gia, tử vong 5 trường hợp (tỷ lệ tử vong trên số mắc khoảng 1/3.000). Tuy nhiên, thời gian gần đây ghi nhận số ca bệnh tăng lên, đặc biệt tại một số quốc gia châu Âu.
Theo WHO và CDC Hoa Kỳ tác nhân gây bệnh là virus, đường lây qua tiếp xúc, giọt bắn. Vài tháng trước, virus này vẫn được đánh giá khó lây từ người sang người, nhưng gần đây có vẻ lây truyền dễ hơn.
Bệnh cũng được làm 3 thể lâm sàng: không triệu chứng, nhẹ và nặng. Ở thể nhẹ, các triệu chứng thường hết sau 2 đến 4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào.
Thể nặng thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch…), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh.
Bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn da, với biểu hiện có sốt kéo dài, dịch nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục. Một số có thể bị viêm phổi, viêm não… diễn biến nặng có thể gây tử vong.
Để ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ, ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, Bộ Y tế đề nghị tăng cường giám sát phát hiện bệnh tại tất cả các cửa khẩu, đồng thời giám sát trong cộng đồng thông qua hệ thống khám chữa bệnh.
Hiện Bộ Y tế cũng đang nhanh chóng hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, điều trị, phòng chống lây nhiễm đặc biệt cho nhân viên y tế. Bên cạnh đó, cần xây dựng các kịch bản đối phó.
Dưới đây là các dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ và 6 khuyến cáo ngành y tế đưa ra để phòng ngừa căn bệnh này: