Vào thời khan hiếm dầu thực vật, mỡ lợn là một món ăn được nhiều người yêu thích. Nhưng không biết từ lúc nào, những mối nguy hại cho sức khỏe từ mỡ lợn dần được để ý. Nhiều người cho rằng mỡ lợn có thể gây bệnh tim mạch và ung thư. Nhưng những người thích ăn mỡ lợn cũng khẳng định rằng “một thìa mỡ lợn bằng năm vị thuốc bổ”.
Vậy mỡ lợn có lợi hay gây hại cho cơ thể?
Tại sao mỡ lợn thơm hơn dầu thực vật?
So với dầu thực vật, món ăn nấu bằng mỡ lợn sẽ có mùi thơm nồng hơn, bởi mỡ lợn là mỡ động vật, thành phần axit béo chứa nhiều axit stearic, axit oleic, axit palmitic, tạo ra các chất tạo mùi thơm như xeton, furan và hydrocacbon.
Mặt khác, mỡ lợn là mỡ được đun sôi bằng cách đun nóng thịt lợn, trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng Maillard. Đặc điểm đáng chú ý nhất của phản ứng Maillard là sẽ tạo ra nhiều chất thơm.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mỡ lợn sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa chất béo ở nhiệt độ cao và hơn 70 loại thành phần hương thơm như sunfua và aldehyde sẽ được tạo ra trong phản ứng này. Dưới tác động chung của nhiều yếu tố, mỡ lợn thơm hơn dầu thực vật.
Ảnh minh họa.
Mỡ lợn tốt hay xấu cho cơ thể?
Mỡ lợn chứa một lượng lớn axit béo bão hòa, đây là "thủ phạm" bị chỉ trích, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hấp thụ axit béo bão hòa không liên quan gì đến sự xuất hiện của bệnh tim.
Thực tế, nói mỡ lợn là “sát thủ” tim mạch là chưa chính xác. Hàm lượng chất béo bão hòa trong mỡ lợn là khoảng 41% và chứa nhiều calo.
Nhưng đồng thời, nó cũng chứa 47,5% axit béo không bão hòa đơn và 11,5% axit béo không bão hòa đa, rất hữu ích cho việc điều chỉnh nồng độ lipid máu trong cơ thể. Hơn nữa, việc mắc bệnh tim mạch còn liên quan đến một số thói quen xấu khác trong cuộc sống chứ không thể chỉ do ăn mỡ lợn.
Sẽ có người cho rằng người lớn tuổi thường ăn mỡ lợn ít mắc bệnh tim mạch, điều đó có nghĩa là mỡ lợn có thể phòng ngừa bệnh tim mạch, lời nói này có đáng tin không?
Đương nhiên là không. Sở dĩ, thế hệ trước ăn mỡ lợn không mắc bệnh tim mạch là bởi lúc đó nguồn cung thiếu thốn, hàm lượng mỡ có thể tiêu thụ từ thực phẩm rất hạn chế. Hơn nữa, con người thời bấy giờ hầu hết là lao động chân tay nặng nhọc, mỡ tích trữ trong cơ thể được tiêu hóa kịp thời nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch đương nhiên sẽ giảm đi.
Con người hiện đại hầu hết đều ở trong tình trạng cung cấp đủ chất dinh dưỡng, không cần bổ sung dinh dưỡng thông qua ăn mỡ lợn. Đặc biệt đối với một số người bản thân mắc bệnh tim mạch, mỡ máu thì nên hạn chế hoặc không ăn mỡ lợn trong cuộc sống hàng ngày.
Câu nói “một thìa mỡ lợn bằng năm vị thuốc” hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ăn một lượng lớn mỡ lợn trong thời gian dài dễ dẫn đến lượng cholesterol trong cơ thể quá cao, rất có hại cho sức khỏe.
Thực hư mỡ lợn gây ung thư
Trên thực tế, mấu chốt của việc mỡ lợn có gây ung thư hay không nằm ở phương pháp nấu mỡ lợn.
Thịt heo nếu trực tiếp đổ vào nồi luộc lâu dễ làm mỡ có màu vàng, đắng, đồng thời chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene, ăn phải loại mỡ này quả thực sẽ khiến cơ thể tăng cao nguy cơ ung thư.
Nên sử dụng nhiệt độ thấp khi nấu mỡ lợn. Từ từ đun sôi bã mỡ cho đến khi vàng, không đun sôi trong một thời gian dài với lửa lớn.
Ảnh minh họa.
Ăn bao nhiêu mỡ lợn là đủ?
Mỡ lợn chứa chất béo và vitamin tan trong chất béo, cũng như nước và khoáng chất. Ăn mỡ lợn vừa phải rất tốt cho sức khỏe.
Chuyên gia khuyến nghị rằng lượng chất béo bão hòa ăn vào hàng ngày nên dưới 10% tổng lượng calo và lượng dầu ăn nên được giữ dưới 25g. Chế độ ăn uống của chúng ta cũng tiêu thụ chất béo từ các thực phẩm động vật khác, vì vậy chỉ nên giữ lượng mỡ lợn ăn vào hàng ngày dưới 10g.
Khi nấu món chay, bạn có thể cho thêm mỡ lợn để tăng hương vị, nhưng nếu nấu món ăn từ động vật thì nên cho thêm dầu thực vật. Có ý kiến cho rằng bạn có thể mua nhiều loại dầu mỗi ngày và thay thế chúng bằng các loại khác nhau để cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau.
Theo giadinhonline.vn