leftcenterrightdel
 Cây ngải dại thường mọc dại ở ven đường, bờ nương rẫy - Ảnh: Internet

1. Giới thiệu về cây ngải dại

Cây ngải dại là loài thân thảo có hình dáng tương tự như cây ngải cứu. Lá cây có màu xanh nhạt, mặt dưới có phủ một lớp lông mỏng, màu xám nhẹ. Khi vò nát, lá ngải dại cho mùi hắc, khó ngửi hơn so với lá ngải cứu.

Loài cây này thường mọc hoang dã ở ven đường, ven rừng, bờ nương rẫy... Do ưa khí hậu lạnh, nên cây ngải dại chủ yếu được tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu...

Theo y học cổ truyền, cây ngải dại có vị đắng, tính mát nên thường được dùng trong các bài thuốc với mục đích giải nhiệt, tiêu viêm, chữa viêm da... Bộ phận hay được sử dụng của cây ngải dại trong các bài thuốc là phần cây nằm ở phía trên mặt đất. Có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc sau khi đã sấy, phơi khô.

Còn theo y học hiện đại, tinh dầu chứa trong cây ngải dại có đặc tính kháng viêm, khử trùng tốt. Nhờ vậy nó có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về da, thúc đẩy lành vết thương, hạ sốt và tăng cường sức khỏe... Một số phát hiện cho thấy rằng, cây ngải dại còn có thể giúp điều trị ung thư máu, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư đại tràng.

2. Tác dụng của cây ngải dại

2.1. Điều hòa kinh nguyệt

Tác dụng của cây ngải dại trong điều hòa kinh nguyệt được nhiều người biết đến. Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đến quá sớm hoặc quá chậm có thể cải thiện đáng kể vấn đề bản thân gặp phải sau khi sử dụng cây ngải dại.

Người bệnh chuẩn bị lá 10g lá ngải dại khô, rửa sạch cho hết bụi bẩn. Sau đó đem sắc chung với 200ml nước cho đến khi chỉ còn lại 50ml nước thì dừng lại. Uống một lần mỗi ngày trong khoảng 1 tuần trước kỳ hành kinh.

2.2. Làm giảm nhức đầu, cảm cúm

Các thành phần tinh dầu trong ngải dại có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm nhức đầu cảm cúm.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần đem 20g lá ngải dại, 20g lá cúc tần và 10g gừng tươi sắc chung với nhau. Nước thuốc thu được sử dụng uống khi còn nóng. Sau đó đắp chăn cho mồ hôi toát ra sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

leftcenterrightdel
 Trị nhức đầu, cảm cúm là một trong các tác dụng của cây ngải dại - Ảnh: Internet

2.3. Hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Cây ngải dại có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, kích thích làm lành vết thương tốt... Do đó, loại cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc ngoài da, nổi bật là bài thuốc trị viêm da cơ địa.

Bài thuốc được thực hiện bằng các nguyên liệu bao gồm lá ngải dại và muối hạt. Đem muối hạt pha nước rồi cho lá ngải dại đã chuẩn bị vào ngâm chung trong 15-20 phút cho đến khi loại bỏ hết vi khuẩn.

Sau đó vớt lá ngải dại ra, rửa lại với nước sạch rồi đun chung với một chút muối và rau thơm trong 3-4 lít nước. Nước thuốc thu được dùng để pha nước tắm hằng ngày.

3. Các lưu ý cần nhớ khi sử dụng cây ngải dại

Tác dụng của cây ngải dại giúp hỗ trợ điều trị bệnh là điều đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại thừa nhận. Tuy nhiên làm thế nào để sử dụng đúng cách, phát huy tối đa các tác dụng của cây ngải dại lại là điều không phải ai cũng biết.

Một số lưu ý khi sử dụng cây ngải dại để hỗ trợ tăng cường sức khoẻ, không gặp tác dụng phụ:

- Tác dụng của cây ngải dại trong điều trị bệnh chỉ mang tính hỗ trợ. Không được tự ý sử dụng để thay thế chỉ định điều trị mà bác sĩ đã đề ra.

- Tác dụng của cây ngải dại trong các bài thuốc thường không thể phát huy ngay lập tức sau 1-2 lần sử dụng. Do đó người bệnh phải kiên trì thực hiện thì mới có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt.

- Cây ngải dại là loài mọc hoang dã, dễ nhiễm bụi bẩn hoặc các chất độc hại. Do đó nên lựa chọn thu hái cây ngải dại ở các vị trí sạch sẽ, ít bụi bẩn và không tiếp xúc với hóa chất trước đó.

- Khi sử dụng cây ngải dại chữa bệnh, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các bất thường thì cần dừng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay để được xử trí kịp thời.

Trên đây là một số tác dụng của cây ngải dại mà bạn đọc có thể tham khảo. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến bác sĩ để vừa phát huy tối đa tác dụng của cây ngải dại và vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

QN