Ngâm chân giúp kích thích các huyệt ở lòng bàn chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch, giảm mệt mỏi, giúp ngủ ngon. Kiên trì ngâm chân lá ngải cứu trong thời gian dài, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi kỳ diệu dưới đây.
Loại trừ cảm lạnh
Kiên trì ngâm chân với lá ngải cứu có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể, đả thông kinh mạch, điều hòa cân bằng âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh trong người.
Loại trừ nóng trong người
Nếu cơ thể bên trong quá nóng sẽ dễ dẫn đến lở loét miệng, viêm họng, viêm tai giữa. Bạn dùng lá ngải cứu đun nước để ngâm chân cho đến khi cơ thể ra mồ hôi nhẹ. Nếu kiên trì thực hiện cách này trong một thời gian, nghỉ ngơi hợp lý thì có thể cải thiện hiện tượng nóng trong, bốc hỏa mạnh.
Hỗ trợ giảm đau bụng kinh
Ngâm chân bằng lá ngải cứu có thể giải cảm trong người, làm ấm tử cung, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Các bạn nữ kiên trì ngâm chân bằng lá ngải cứu để loại bỏ khí huyết ứ trong tử cung và cải thiện tình trạng đau bụng kinh.
Làm đẹp da
Dùng nước lá ngải cứu ngâm chân có thể làm khí huyết lưu thông, giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó trông bạn có sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.
|
|
Bạn hy vọng sẽ luôn sống vui khỏe và trường thọ. (Ảnh: Aboluowang) |
Điều trị bệnh nấm da chân, phù nề
Lá ngải cứu có tác dụng sát trùng, tiêu viêm nên kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân. Từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngày nay, mọi người thường gặp các vấn đề như thức khuya, thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ giảm sút. Muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu.
Ngải cứu không chỉ có tác dụng kích thích mạch máu, mà còn có tác dụng giảm hưng phấn của não bộ, đóng vai trò cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cách ngâm chân bằng nước lá ngải cứu:
Đầu tiên bạn chọn lá ngải cứu tươi hoặc lá ngải cứu phơi khô cho vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, đun trên lửa lớn.
Đun cho tới khi nồi nước ngải cứu sôi, sau đó để nhiệt độ nước giảm xuống còn 35-40 độ thì bạn tiến hành ngâm.
Bạn cũng có thể cho thêm vài lát gừng vào nước lá ngải cứu, để cải thiện tình trạng khí huyết thiếu hụt trong cơ thể, giúp nâng cao khả năng miễn dịch.
Lưu ý khi ngâm chân với nước lá ngải cứu:
- Không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường không nhạy cảm với nhiệt độ của nước, dẫn đến dễ bị bỏng.
- Không thích hợp cho phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt. Ngải cứu có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu nên sẽ dễ dẫn đến lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài thời gian hành kinh.
- Tốt nhất nên chọn ngâm chân sau khi ăn tối nửa tiếng để có hiệu quả tốt nhất, không nên ngâm quá lâu.
- Khi ngâm chân, nhiệt độ nước không nên quá cao, giữ ở khoảng 35- 40 độ, ngâm cho đến khi cơ thể ra mồ hôi một chút.
- Không nên ngâm chân ở nơi thoáng gió, tránh sau khi ngâm chân bị nhiễm lạnh, mồ hôi ra nhiều./.
Theo vov