Sử dụng cúc La Mã có thể giúp giảm dị ứng phấn hoa.
2.2. Lá xô thơm cải thiện dị ứng phấn hoa
Cây xô thơm là một loại cây thuốc có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và đã được sử dụng trong y học thảo dược từ lâu đời để kiểm soát viêm da. Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật tại Phần Lan, người ta phát hiện ra rằng một số hợp chất có trong cây xô thơm như camphor, cineol, borneol... có đặc tính giảm viêm, kháng khuẩn.
Cách sử dụng: Bạn có thể sử dụng dầu xô thơm làm từ lá xô thơm và thoa nhẹ nhàng lên vết phát ban bằng tăm bông .
Lưu ý: Không nên sử dụng cách này cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Lá xô thơm.
2.3. Hoa anh thảo
Trong một thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học Phần Lan nhận thấy rằng hoa anh thảo có thể làm giảm các triệu chứng viêm da dị ứng. Nó cũng được phát hiện là làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm khi bôi lên vết phát ban tại chỗ.
Do đó, bạn có thể sử dụng hoa anh thảo như một biện pháp khắc phục dị ứng da tại nhà do có thể giúp giảm viêm, khô, ngứa và tẩy da chết (loại bỏ tế bào chết) của da.
Cách sử dụng: Thêm vài giọt tinh dầu hoa anh thảo vào trà và uống hoặc thoa tinh dầu lên vết phát ban da.
Lưu ý: Những người bị tâm thần phân liệt và động kinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo.
2.4. Hạt methi
Hạt methi hay hạt cỏ cà ri hoặc khổ đậu, thuộc họ đậu, là một phần của y học thảo dược truyền thống nhằm kiểm soát bệnh chàm và viêm da nhẹ tại chỗ và được sử dụng như một biện pháp tại nhà cho tình trạng dị ứng, phát ban da.
Cách sử dụng: Lấy một vài hạt cỏ cà ri, đun sôi trong nước và sử dụng nước để tắm.
Lưu ý: Không nên sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Hạt methi không nên sử dụng cho trẻ dưới 18 tuổi.
2.5. Gel lô hội
Sự hiện diện của các enzyme, sterol và carbohydrate là đặc tính giảm viêm của gel lô hội. Nó có thể được sử dụng tại chỗ để điều trị các chứng viêm da và là một biện pháp tự nhiên trị phát ban da.
Cách sử dụng: Dùng lá lô hội tươi để lấy gel và thoa lên vùng da bị phát ban.
2.6 Hạt lanh
Hạt lanh có tên khoa học là Linum usitatissimum, chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh học, có thể có đặc tính làm mịn da, giảm kích ứng và giảm viêm. Tất cả đều có lợi cho dị ứng da và phát ban.
Cách sử dụng: Hạt lanh có thể được sử dụng như một loại thuốc đắp ấm bằng cách gói hạt trong một miếng vải, làm ấm nhẹ rồi đắp lên vết sưng tấy và phát ban. Bên cạnh đó, có thể bổ sung hạt lanh vào chế độ ăn uống hàng ngày để phát huy tác dụng với dị ứng, phát ban da.
Hạt lanh.
3. Khi nào dị ứng, phát ban da trở nên nguy hiểm?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy một trong các triệu chứng sau:
- Dị ứng da hoặc phát ban không biến mất sau khi điều trị trong vòng một tuần.
- Dị ứng da hoặc phát ban trở lại sau khi khỏi một thời gian.
- Phát ban đau, ngứa liên tục.
- Nổi mụn nước trên da.
- Vết phát ban bị nhiễm trùng (đỏ, sưng hoặc nóng).
Theo suckhoedoisong.vn