1. Đặc điểm của cây khế

Khế còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liêm tử.

Tên khoa học là Averrhoa caramabola L. Thuộc họ chua me đất Oxalidaccae.

Do quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liễm (liễm là thu lại, tụ lại).

Khế - vị thuốc trị nóng sốt, chữa khát, mẩn ngứa - Ảnh 2.

Cây khế có nhiều công dụng quý đối với sức khỏe.

Khế là cây gỗ cao 4-6m. Lá mọc so le, kép lông chim, dìa lẻ, dài 11-17cm, lá chét gồm 3-5 đôi, nguyên, mềm, hình trứng nhọn.

Trong vị khế có các chất đường, vitamin B1, C2, kali oxalate acid.

2. Công dụng và liều dùng

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, khế vị chua ngọt, có tính sáp (sít) bình, không độc. Chủ trị phong, nhiệt (nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát (chữa khát).

Quả dùng lấy nước ép uống cho mát, chữa bệnh scorbut (tình trạng thiếu hụt vitamin C). Quả còn dùng giặt những vết gỉ sắt trên quần áo do các chất kali oxalate acid.

Còn theo DS. Đỗ Bảo lá khế và quả khế đều có rất nhiều công dụng trong trị bệnh.

Khế - vị thuốc trị nóng sốt, chữa khát, mẩn ngứa - Ảnh 3.

Lá khế mát huyết, giải nhiệt.

- Lá khế có vị chua, chát, tính bình, có công dụng mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm mạo, nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, tiểu khó, ngộ độc:

Chữa hen suyễn trẻ em: Lá khế 20g, dùng tươi, rửa sạch, nấu nước uống.

Trị cảm nắng, nhức đầu: Lá khế tươi 100g, lá chanh 40g, giã vắt lấy nước uống;

Trị viêm họng: Lá khế 20- 40g, giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm muối hạt vừa đủ, ngậm ngày 2 lần

Sau khi sởi bay: Lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.

Trị tiểu dắt, tiểu buốt, viêm bàng quang, viêm âm đạo: Lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống.

Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: Lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g. Tất cả dùng tươi, giã nát, hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước, uống làm 1 lần.

Trị phong nhiệt mẩn ngứa: Lá khế đã sao qua xoa đắp vào nơi tổn thương.


Khế - vị thuốc trị nóng sốt, chữa khát, mẩn ngứa - Ảnh 5.


Quả khế thanh nhiệt, tiêu khát.

Quả khế vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu khát, giải độc, chống viêm, trị cảm mạo, thúc sởi...

Trị viêm da dị ứng: Chỗ da tiếp xúc với sơn bị sưng đỏ, phỏng mụn nước, mẩn ngứa dùng quả khế thái miếng hoặc lá khế giã nhỏ, gói vào vải, xát trực tiếp lên vùng bị viêm hoặc đắp vào.

Chữa tiểu tiện không thông: Khế 7 quả, lấy mỗi quả 1 miếng (1/3 quả chỗ gần cuống) sắc với 250ml nước, còn 100 ml. Uống ấm. Kết hợp với 1 quả khế giã nát với 1 củ tỏi đắp lên rốn (theo Nam dược thần hiệu).

Chống viêm, chữa viêm họng, làm sởi chóng mọc: Quả khế 20- 40g. Sắc lấy nước uống.

Trị cảm cúm (sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau mình mẩy): Quả khế nướng sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 10- 30ml rượu và uống.

Thuốc thúc sởi: Quả khế phơi khô 20g, rau rệu 20g, lá nọc sởi 20g, canh châu 20g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày.

Sơ cứu ngộ độc: Quả khế không kể liều lượng, ép lấy nước uống và đưa tới bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Để tối đa công dụng chữa bệnh của khế khi sử dụng bài thuốc cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.

Theo suckhoedoisong.vn