leftcenterrightdel
 Lá đinh lăng có tác dụng chữa được một số bệnh và giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể

Đinh lăng được trồng phổ biến làm cảnh khắp nước ta còn được biết đến với tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms hoặc Ming Aralia, thuộc họ nhân sâm. Cây thường có hình dạng cây bụi, với chiều cao khoảng 5 mét và tán rộng 2-3 mét. 

Trong nhiều gia đình, lá đinh lăng được dùng phổ biến để làm gia vị trong các món ăn. Trong y học, cây đinh lăng đã trở thành một thành phần quan trọng được sử dụng như một liều thuốc bổ, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Trong cây đinh lăng chứa nhiều loại vitamin trong đó bao gồm vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1. Ngoài ra, nó còn chứa các chất khác như glucozit, alcaloid và flavonoid có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Trong dân gian, lá đinh lăng có tác dụng chữa được một số bệnh và giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Cụ thể, lá cây đinh lăng có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Bạn có thể nấu nước uống hàng ngày từ lá đinh lăng sẽ giúp hỗ trợ chữa trị các vấn đề như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu.

Lá đinh lăng còn có khả năng cải thiện lưu thông khí huyết, giúp giảm triệu chứng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Lá đinh lăng nấu thành nước uống có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, giảm triệu chứng đau đầu hiệu quả, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tinh thần và giảm căng thẳng. Ngoài ra, chỉ cần một nắm lá đinh lăng rửa sạch, nghiền nhuyễn và xoa lên vùng lưng đau 2 lần mỗi ngày là có thể cải thiện đáng kể.

Tuy là loại thảo dược thường được sử dụng nhiều nhưng nếu như sử dùng quá liều cũng không tốt, gây ra một số tác dụng phụ. Lá đinh lăng chứa chất saponin, gây mệt mỏi, buồn nôn và chóng mặt. Chất saponin cũng có thể gây hủy hoại hồng cầu và gây rối loạn tiêu hóa ở những người có hội chứng ruột kích thích. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng chỉ từ 10-20g đinh lăng đã phơi khô trong ngày và không nên dùng trong thời gian quá dài.

Theo vov