leftcenterrightdel
Riềng là loại củ có tính nóng nên phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng kẻo làm ảnh hưởng đến thể trạng 

Loại củ mà chúng ta nhắc đến chính là củ riềng. Riềng được coi là một phương thuốc dân gian có nhiều tác dụng thần kỳ cho sức khỏe.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y riềng là loại củ có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị. Có nhiều tác dụng trong việc chữa khó tiêu, hắc lào, lang ben, tiêu chảy, ho, viêm họng, đau xương khớp...

Một trong những lợi ích quý báu của củ riềng đó chính là tác dụng chống bệnh ung thư. Loại củ này được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư, như là: ung thư dạ dày, bạch cầu, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật). Sở dĩ, riềng có thể chống ung thư là bởi chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm. Từ đó, làm giảm giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác.

leftcenterrightdel
Trong Đông y riềng là loại củ có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị. 

 

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, riềng dù tốt nhưng chỉ có thể hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh ung thư, chứ không có tác dụng điều trị triệt để.

Riềng vừa là thực phẩm, vừa là bài thuốc rất lành tính có sẵn trong dân gian nên mọi người đều có thể sử dụng tại nhà, kể cả là người già và trẻ nhỏ.

Những món ăn, bài thuốc từ củ riềng

1. Điều trị lạnh bụng, đau bụng

Cách làm: Củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 - 4 ngày.

leftcenterrightdel
 Củ riềng cũng là một loại gia vị của rất nhiều món ăn ngon.

 

2. Điều trị đầy bụng

Cách làm: Riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt. Ngày dùng 2 - 3 lần.

3. Trị đau xương khớp, chấn thương

Cách làm: Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp…

4. Điều trị khó tiêu

Cách làm: Hạt riềng tán nhỏ, pha 6-10g với nước làm thức uống.

5. Điều trị ngộ độc

Cách làm: Củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).

6. Điều trị đau dạ dày

Cách làm: Củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.

Lưu ý:

- Riềng là loại củ có tính nóng nên phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng kẻo làm ảnh hưởng đến thể trạng.

- Trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào để chữa bệnh bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bảo Nam