Các bộ phận dùng làm thuốc của quả quýt trong đông y gồm: Vỏ quýt chín (quất hồng), vỏ quýt khô (trần bì), vỏ quýt xanh (thanh bì), lá quýt (quýt diệp)...

Trần bì (vỏ quýt khô)

Vỏ càng lâu năm càng tốt. Ngoài vỏ sù sì là vỏ quýt hôi. Khô có mùi thơm. Màu vàng hay màu nâu xám, không mốc mọt, vụn nát. Không lẫn vỏ cam là thứ tốt.

Trong Đông y trần bì là vị thuốc thường hay dùng nhất, đặc biệt là đối với nam giới nên có câu: "Nam bất ngoại trần bì. Nữ bất ly hương phụ".

Trần bì giúp cho việc bài tiết tích khí ở trường vị thuận lợi, thúc đẩy bài tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa (mạnh dạ dày); kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch bài tiết (trừ đờm).

Liều dùng: Ngày 4 - 8g. Sắc uống.

photo-1630225129768

Vỏ quýt chín

Thanh bì (vỏ quýt xanh)

Vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng phá khí tiêu trệ, thư uất giáng nghịch, kiện tỳ, tiêu đờm. Chữa ăn uống khó tiêu, ợ chua, bụng sườn đầy tức, ăn uống kém, đau đau dây thần kinh.

Liều dùng: 6-12g. Sắc uống

Quýt hồng (vỏ quýt chín)

Vị cay đắng, tính ôn vào kinh tỳ, phế và vị. Quýt hồng có công dụng tiêu đờm, lý khí, khoan trung, tán kết. Trị phong hàn, đau họng, buồn nôn, trướng bụng.

Liều dùng: Ngày 6 - 12g. Sắc uống

Quýt diệp (lá quýt)

Quýt diệp có vị cay, tính ôn, có mùi thơm đặc biệt, vào kinh can và vị, có tác dụng giáng khí thanh nhiệt phát tán.

Chữa đau tức vùng ngực và mạng sườn, phế ung, ho, trị mụn nhọt và còn là vị thuốc trị chứng nhũ ung (viêm vú ở phụ nữ), sán khí (hạ nang sưng đau ở nam giới), phúc thống (đau bụng) trừ giun…

Liều dùng: Ngày 6-15g. Sắc uống.

Dùng tươi: Lá quýt 100g, giã nát, lọc nước nước uống.

Quýt lạc (xơ ở ngoài múi quýt)

Dùng xơ trắng hơi vàng khi tước nguyên cả màng như tấm lưới là tốt. Chú ý nên cho vào lọ kín, bảo quản khô mát, ngừa ẩm ướt, sâu mọt.

Quýt lạc có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, lý khí hóa đờm. Chữa ho ngày. Đau tức ngực, ho ra máu. Khát nước do uống nhiều rượu.

Liều dùng: Ngày 4-12g. Sắc uống.

Theo suckhoedoisong.vn