1.Viêm gan B là mối đe dọa toàn cầu

Viêm gan B (HBV) là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới do khả năng lây truyền cao, ảnh hưởng mạn tính đến sức khỏe.

Theo số liệu từ năm 2019, khoảng 296 triệu người trên toàn cầu nhiễm HBV mãn tính, dẫn đến khoảng 820.000 ca tử vong. Tuy nhiên, việc kiểm soát sự lây nhiễm HBV không phải là ưu tiên ở nhiều quốc gia.

2.Kế hoạch toàn cầu loại trừ viêm gan B

Trước gánh nặng toàn cầu của sự lây nhiễm HBV, WHO đã đưa ra kế hoạch toàn cầu nhằm loại trừ HBV vào năm 2030. Kế hoạch này bao gồm các mục tiêu tăng cường miễn dịch cho trẻ em, bà mẹ cũng như cải thiện việc tầm soát và điều trị. Nếu thực hiện nghiêm túc, các bước này sẽ đạt được 90% tỷ lệ tiêm chủng hằng năm và giảm 90% tỷ lệ nhiễm HBV vào năm 2030.

Chiến dịch tiêm chủng có thể loại trừ viêm gan B vào năm 2030 - Ảnh 1.

Tiêm vaccine viêm gan B là biện pháp đẩy lùi ca nhiễm virus HBV

Trung Quốc là quốc gia chiếm khoảng 30% tỉ lệ nhiễm HBV. WHO xếp quốc gia này vào khu vực lưu hành HBV trung bình và cao. Nhưng một nghiên cứu đánh giá gần đây cho thấy chương trình tiêm chủng HBV của Trung Quốc đã cải thiện đáng kể dịch virus viêm gan B sau 30 năm thực hiện.

Để đánh giá chương trình tiêm chủng, các nhà điều tra đã xây dựng mô hình dị ứng - phơi nhiễm - phục hồi (SEIR) và mô hình cây quyết định Markov để ước tính dịch bệnh ở Trung Quốc. Từ đó đánh giá tính khả thi của các mục tiêu vào năm 2030 của WHO.

Trong giai đoạn từ năm 1990-2020, các nhà nghiên cứu phát hiện ra số ca nhiễm HBV mãn tính ở Trung Quốc đã giảm 33,9%. Nếu tiếp tục chương trình tiêm vaccine viêm gan B, vào năm 2030 sẽ có 55,73 triệu ca nhiễm (tỷ lệ nhiễm 3,95%). Nhưng nếu không tiêm vaccine, con số nhiễm HBV so với 90,63 triệu (tỷ lệ hiện mắc 6,42%) nếu thực hiện việc tiêm vaccine HBV). Tương tự, sẽ có 114,78 triệu ca nhiễm HBV (tỷ lệ hiện mắc 8,13%) nếu không có bất kỳ biện pháp can thiệp nào.

Đánh giá kế hoạch ngăn chặn của Trung Quốc, các tác giả cho rằng nó không chỉ có thể thúc đẩy hơn nữa việc loại bỏ HBV, mà còn có thể cung cấp những kinh nghiệm thực hiện cho các quốc gia tương tự.

Dựa trên những phát hiện này, các tác giả cho rằng chương trình tiêm chủng VGB đã có tác động tích cực đáng kể đến việc kiểm soát dịch, cả về hiệu quả và kinh tế. Từ đó gợi ý về kế hoạch tập trung vào việc khám phá các chiến lược để cải thiện phạm vi chẩn đoán và điều trị nhằm giảm số ca tử vong liên quan đến HBV.

Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng để hoàn thành mục tiêu, việc tăng cường chiến lược phòng ngừa và tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần nỗ lực để có hiệu quả.

Theo suckhoedoisong.vn