Và tìm ra thời gian ngủ tối ưu có thể là chìa khóa để giữ cho não bộ minh mẫn và ngăn ngừa suy giảm nhận thức cho người lớn tuổi, theo chuyên san News Medical.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học BMC Public Health, đã tìm ra thời gian ngủ trưa và thời gian ngủ đêm tốt nhất cho người lớn tuổi để chống suy giảm nhận thức.

leftcenterrightdel
 Lý tưởng nhất là ngủ đêm khoảng 7 tiếng, điều này mang lại lợi ích nhận thức lớn nhất
Các nhà khoa học từ Trung Quốc đã sử dụng cơ sở dữ liệu nghiên cứu về sức khỏe và nghỉ hưu năm 2020 để điều tra mối liên hệ giữa tình trạng suy giảm nhận thức và thời gian ngủ ở người lớn tuổi.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào 5.314 người tham gia từ 60 tuổi trở lên, thu thập tất cả dữ liệu nhân khẩu học, tình trạng sức khỏe và thông tin về lối sống của những người tham gia.

Kết quả đã phát hiện:

Về thời gian ngủ trưa lý tưởng

Những người ngủ trưa dưới 30 phút có nguy cơ suy giảm nhận thức thấp nhất.

Ngủ trưa từ 30 - 90 phút có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn so với ngủ dưới 30 phút.

Đáng chú ý, những người không ngủ trưa lại có nguy cơ suy giảm nhận thức cao nhất, theo News Medical.

leftcenterrightdel
 Suy giảm nhận thức là mối bận tâm hàng đầu ở người lớn tuổi

Về thời gian ngủ đêm lý tưởng

Các nhà nghiên cứu nhận thấy thời gian ngủ đêm quá ngắn hoặc quá dài đều làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức.

Cụ thể, so với nhóm ngủ đêm từ 6 đến 8 tiếng, ngủ ít hơn 6 tiếng làm tăng 22% nguy cơ suy giảm nhận thức. Đặc biệt, ngủ nhiều hơn 8 tiếng làm tăng đến 78% nguy cơ.

Và lý tưởng nhất là ngủ đêm khoảng 7 tiếng, điều này mang lại lợi ích nhận thức lớn nhất, theo News Medical.

Các tác giả đã kết luận: Cả ngủ quá ít và quá nhiều đều làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.

Theo Thanh niên