leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet) 

Achiote

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng hơn 80 phần trăm dân số sử dụng y học cổ truyền để đáp ứng nhu cầu chăm sóc ban đầu của họ. Achiote (Bixa Orellana), một loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ được sử dụng làm thuốc lợi tiểu. Điều này là do đặc tính hạ đường huyết và chống viêm tuyến tiền liệt của nó. Đặc biệt, tác dụng của việc sử dụng Achiote trong việc làm giảm viêm dạ dày và chứng ợ chua đã được ghi nhận.

Táo

Táo chứa các chất xơ hoạt động như chất điều hòa cho hệ tiêu hóa. Chúng được khuyên dùng để giảm loét dạ dày, ngoài ra còn dùng cho viêm dạ dày, táo bón và tiêu chảy.

Nha đam

Các tinh thể trong cây lô hội được biết đến với tác dụng chữa bệnh và kháng khuẩn, kiểm soát việc sản xuất quá nhiều axit và kích thích niêm mạc dạ dày, qua đó, giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài ra, nha đam còn cung cấp emodin và aloin lô hội. Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012, những thành phần này có thể cải thiện các mô bị hư hỏng.

Chuối

Chuối rất giàu hợp chất kiềm hóa mà khi được cơ thể hấp thụ sẽ giúp điều chỉnh độ pH của dạ dày. Đồng thời, chúng giúp chấm dứt tình trạng khó chịu do trào ngược axit và viêm dạ dày.

Ăn chuối có thể giúp ngăn chặn sự thoái hóa của chất nhầy dạ dày và giảm sự xuất hiện của các vết loét. Chúng nhẹ nhàng với dạ dày và chất dinh dưỡng của chúng giúp chữa lành các mô bị tổn thương.

Các loại củ

Các loại củ như: Khoai tây, củ cải,… giúp trung hòa axit trong dạ dày.  Ngoài ra, khoai tây cũng có khả năng ngăn táo bón, tiêu chảy, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Khi chế biến khoai tây nên tránh chiên, rán, nhất là đối với người bị viêm loét dạ dày.

Nghệ

Nghệ không chỉ là một gia vị trong bữa cơm hàng ngày. Trong đông y, nghệ còn là một vị thuốc rất tốt trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Thành phần hóa học chính quan trọng nhất của nghệ chính là curcuminoid. Hợp chất Curcuminoid là hợp chất mang lại nhiều công dụng nhất trong ngành y học thế giới.

Cam thảo

Đây là một vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong điều trị viêm loét và trào ngược dạ dày nhờ thành phần glycyrrhizic - một loại hợp chất đặc biệt với tác dụng làm dịu dạ dày và tăng cường khả năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, hợp chất này còn có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, tiêu diệt khối u, kháng khuẩn….

Hạt lanh

Hạt lanh ngâm trong nước giải phóng một chất sền sệt có tác dụng làm dịu vết loét dạ dày. Tiêu thụ chúng giúp làm dịu chứng viêm và nóng rát do vấn đề này gây ra. Hạt lanh còn là một nguồn axit béo, omega-3 và chất xơ quan trọng. Những chất dinh dưỡng này được khuyến nghị để thúc đẩy việc sửa chữa các mô dạ dày trong trường hợp loét.

Theo tieudung.kinhtedoth