1. Vì sao phụ nữ nên uống trà lá cây mâm xôi?

1.1 Chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Cây mâm xôi là dược liệu quý chữa nhiều bệnh. 

Quả mâm xôi cho vị thuốc phúc bồn tử có tác dụng bổ thận, tráng dương, tốt cho nam giới. 

Trong khi đó, lá mâm xôi chứa magiê, kali, sắt, canxi và vitamin B, A, C và E cần thiết cho phụ nữ. Đặc biệt, hàm lượng vitamin B cao trong lá rất hữu ích để giảm buồn nôn, làm dịu chuột rút ở chân và cải thiện giấc ngủ ở phụ nữ mang thai.

1.2 Tăng cường các cơ tử cung

Bên cạnh đó, sự kết hợp cụ thể của các chất dinh dưỡng trong lá mâm xôi tăng cường sức mạnh của tử cung và cơ vùng chậu, giúp quá trình chuyển dạ ngắn hơn và dễ dàng hơn.

Nghiên cứu được thực hiện với một nhóm đối chứng gồm 108 phụ nữ, khoảng 50% đã dùng lá mâm xôi trong suốt thai kỳ. Kết quả chỉ ra rằng những phụ nữ dùng lá mâm xôi ít bị vỡ ối nhân tạo hoặc phải sinh mổ... hơn những phụ nữ trong nhóm đối chứng

1.3 Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt

Hơn nữa, lá mâm xôi còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của tiền kinh nguyệt (PMS), lạc nội mạc tử cung, mãn kinh hỗ trợ chữa vô sinh. Điều này là do trong lá cây mâm xôi chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, giúp cân bằng nội tiết tố, làm chắc thành tử cung và vùng xương chậu.

photo-1659673068749
 

Trà lá mâm xôi tốt cho phụ nữ mang thai nhưng chỉ được dùng khi thai nhi được 32 tuần tuổi.

Ngoài ra, lá mâm xôi còn có tác dụng hỗ trợ miễn dịch do có hàm lượng vitamin C cao, giúp giảm bớt triệu chứng của viêm nướu hoặc bệnh nướu răng khi súc miệng bằng nước lá mâm xôi ngâm. Lá mâm xôi dùng ngoài cũng có tác dụng làm dịu vết cháy nắng, chàm và phát ban.

2. Cách dùng trà lá mâm xôi thế nào?

Trà lá mâm xôi có thể uống lạnh vào mùa hè và uống nóng vào mùa đông. Bạn có thể pha trà lá mâm xôi 4 phần, thêm 1 phần lá bạc hà để giúp giảm buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai.

Đối với những người đang cố gắng cải thiện khả năng sinh sản, nên dùng trà lá mâm xôi từ ba cốc trở lên mỗi ngày.

Trà lá mâm xôi không có caffein nên bạn có thể dùng vào buổi tối và thay thế trà thông thường

3. Cách pha trà lá mâm xôi

Lấy 1 muỗng cà phê đến 1 muỗng canh lá mâm xôi (tùy thuộc vào mức độ đậm đặc mà bạn thích) rồi đổ 250ml nước sôi vào. Đậy nắp trong ít nhất 5 phút và uống như trà bình thường.

Bạn cũng có thể trữ nước trà lá mâm xôi trong tủ lạnh để không phải pha bằng tách. Để pha trà bạn cần đựng 3/4 đến 1 cốc lá mâm xôi trong bình đủ lớn, thêm vào đó 4 lít nước sôi rồi đậy nắp và để qua đêm. Sau đó lọc bỏ bã trà và cất trong ngăn mát tủ lạnh uống dần.

Bạn nên bắt đầu với một cốc mỗi ngày, sau có thể tăng dần nhưng không quá 3 cốc mỗi ngày.

photo-1659673085725
 

Những người muốn sinh mổ không nên uống trà lá mâm xôi.

4. Trà lá mâm xôi có an toàn cho thai kỳ?

Trà lá mâm xôi hầu như an toàn với mọi người nhưng thảo dược này có đặc tính nhuận tràng nên có thể gây tiêu chảy ở một số trường hợp.

Với phụ nữ mang thai, nên tránh dùng lá mâm xôi trong tam cá nguyệt đầu tiên và nên dùng khi thai nhi được 32 tuần tuổi do có tác dụng tăng cường cơ tử cung, giúp chuyển dạ dễ dàng hơn. Phụ nữ mang thai muốn hoặc bắt buộc phải sinh mổ thì không nên dùng loại trà này.

Trong quá trình uống trà, nếu bạn thấy có cơn gò Braxton Hicks, cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ thì nên dừng uống trà và tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Ngoài ra, trà lá mâm xôi có thể tác dụng bất lợi với thuốc chống lo âu (như tăng an thần) nên không được dùng cùng lúc loại trà và thuốc này.

Trà lá mâm xôi cũng được cho là có đặc tính an thần và giãn cơ. Vì vậy, những người đang dùng thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu không nên dùng.

Theo suckhoedoisong.vn