leftcenterrightdel
 (Ảnh minh họa)

Chán ăn là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu kẽm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có liên quan chặt chẽ đến sự thèm ăn và tốt cho những người mắc chứng chán ăn.

Suy giảm khả năng miễn dịch: Kẽm là dưỡng chất quan trọng giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, thiếu kẽm sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm sớm có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh. 

Giảm cân: Thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến giảm cân vì kẽm điều chỉnh mức độ ghrelin (hormone đói) và leptin trong cơ thể, vì vậy thiếu kẽm có thể dẫn đến chán ăn, hấp thụ năng lượng kém và giảm cân.

Tiêu chảy: Kẽm rất quan trọng đối với phản ứng miễn dịch của hệ thực vật đường ruộtt do đó, thiếu kẽm có thể dẫn đến tiêu chảy. 

Mụn trứng cá: Kẽm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng trao đổi chất của các enzym khác nhau trong cơ thể. Thiếu kẽm dẫn đến tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều, ảnh hưởng đến quá trình sừng hóa bình thường của tế bào biểu mô da và gây mụn trên mặt.

Chậm lành vết thương: Kẽm giúp ích rất nhiều trong việc chữa lành vết thương trong cơ thể con người. Kẽm có thể kết hợp với vitamin C để tham gia vào quá trình tổng hợp collagen trong cơ thể, tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình lành vết thương. Người bị thiếu kẽm lâu ngày cũng có thể gây ra một số bệnh ngoài da.

leftcenterrightdel
 (Ảnh minh họa)

Rối loạn chức năng sinh lý: Thiếu kẽm sẽ dẫn đến hormone sinh dục nam tiết ra không đủ, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến yên, làm giảm quá trình tổng hợp và bài tiết hormone sinh dục./.

Theo vov