leftcenterrightdel
 Cưỡi ngựa giúp trẻ tự kỷ xây dựng sự tự tin cũng như phát triển các kỹ năng phối hợp vận động - Ảnh: HOPE

Vào một ngày đẹp trời, Victor Liu (14 tuổi) leo lên yên một con ngựa lông đen tại câu lạc bộ cưỡi ngựa ở Bắc Kinh để bắt đầu buổi tập tiếp theo với môn thể thao đã làm thay đổi cuộc đời cậu.

Victor là một trong nhiều thiếu niên mắc chứng tự kỷ ở Trung Quốc lâu nay phải đối mặt với sự kỳ thị từ cộng đồng. Ở Trung Quốc, chứng tự kỷ thường được gọi là "căn bệnh cô đơn".

Giờ đây, tổ chức từ thiện Horses Giving People Enrichment (HOPE) đang trị liệu cho người tự kỷ bằng cách cho họ học cưỡi ngựa. Mục tiêu lâu dài của HOPE là giúp trẻ tự kỷ xây dựng sự tự tin cũng như tăng cường kỹ năng phối hợp.

Victor đã sinh hoạt cưỡi ngựa tại trung tâm của HOPE đến nay hơn 8 năm. Bà Stella - mẹ của Victor - nói rằng, bà đã thấy con mình tiến bộ rõ rệt trong khả năng nghe, tiếp thu hướng dẫn và phối hợp thực hiện các chuyển động.

“Tôi nhận thấy việc cưỡi ngựa đã mang lại những thay đổi tích cực và rõ ràng ở Victor”.

Tại trung tâm cưỡi ngựa của HOPE, ngựa và người gắn bó với nhau một cách tự nhiên như những người bạn thân thiết. Cả không gian luôn rộn ràng tiếng vó ngựa và tiếng nói cười vui vẻ.

Được thành lập vào năm 2009, HOPE hoạt động với phương châm "mang lại lợi ích cho các cá nhân có nhu cầu đặt biệt thông qua các hoạt động và liệu pháp hỗ trợ trị liệu với ngựa" - người sáng lập Priscilla Lightsey viết trên trang web của tổ chức này.

Mộ bé gái mắc chứng tự kỷ ở Trung Quốc đang tham gia các hoạt động với ngựa - Ảnh:
Mộ bé gái mắc chứng tự kỷ ở Trung Quốc đang tham gia các hoạt động với ngựa - Ảnh: AFP

Ngày 2/4//2008 là Ngày Nhận thức về tự kỷ thế giới đầu tiên được Liên hiệp quốc đặt ra nhằm thúc đẩy sự hỗ trợ hòa nhập trên phạm vi toàn cầu đối với người mắc chứng tự kỷ.

Kể từ đó đến nay, nhiều sáng kiến và giải pháp mới được phát triển để điều trị cho những người mắc các bệnh về thể chất hoặc tinh thần, trong đó có trị liệu cưỡi ngựa. Phương pháp này đang được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.

“Bạn không cần phải sử dụng ngôn ngữ quá nhiều khi tiếp xúc với ngựa” - cô Lucia Zhou, tình nguyện viên tại HOPE - giải thích.

“Trong quá trình học, học viên cũng phải tương tác nhiều hơn với huấn luyện viên và tình nguyện viên, điều này sẽ giúp họ cải thiện khả năng hòa đồng và giao tiếp một cách tự nhiên”.

Đội ngũ tình nguyện viên và chuyên viên trị liệu đang làm việc tại HOPE - Ảnh: HOPE
Đội ngũ tình nguyện viên và chuyên viên trị liệu đang làm việc tại HOPE - Ảnh: HOPE

Một lãnh đạo của HOPE cho biết, tổ chức này sẽ mở rộng thêm quy mô hoạt động để phục vụ nhiều trẻ em và thanh niên mắc chứng tự kỷ hơn khi số lượng này đang không ngừng tăng lên ở Trung Quốc.

Theo phunuonline