1. Nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 dùng nhiều thuốc cùng lúc

Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân đái tháo đường đang dùng các thuốc điều trị bệnh khác hoặc thực phẩm bổ sung (bao gồm cả vitamin, khoáng chất) mà không thông báo cho bác sĩ biết. Điều này có thể dẫn đến các tương tác bất lợi khi dùng cùng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị đái tháo đường, các bệnh mắc kèm hoặc tăng bất lợi do thuốc gây ra.

Phần lớn bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 sử dụng một số thuốc trị đái tháo đường, đường uống như: Biguanide (ví dụ metformin), các thuốc kích thích bài tiết insulin như sulfonylurea (ví dụ glipizide) và meglitinide (ví dụ repaglinide).

Các loại thuốc khác hiện nay thường thấy bao gồm: Thuốc ức chế alpha glucosidase (ví dụ acarbose), thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 (ví dụ sitagliptin), chất chủ vận thụ thể peptide giống glucagon (exenatide), chất ức chế đồng vận chuyển natri glucose 2 (canaglifl ozin) và thiazolidinediones...

Ngoài các thuốc này, nhiều người mắc đái tháo đường type 2 cũng đang điều trị bằng insulin.

photo-1681359042905

Dùng nhiều thuốc cùng lúc ở người bệnh đái tháo đường type 2 rất dễ xảy ra các tương tác bất lợi.

Các bệnh đồng mắc phổ biến nhất ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là tăng cholesterol máu, béo phì và tăng huyết áp...

Do đó, đối với người bệnh đái tháo đường type 2, nếu mắc kèm các tình trạng này có thể sẽ cần sử dụng các thuốc như: Aspirin hàng ngày (nếu không bị chống chỉ định), thuốc hạ huyết áp (nếu cần) và thuốc kiểm soát cholesterol (nếu cần).

Các loại thuốc tương tác với thuốc trị đái tháo đường bao gồm: Thuốc trợ tim, thuốc thông mũi, kháng sinh, lợi tiểu thiazide, kháng viêm steroid, thuốc tuyến giáp, nội tiết (estrogen, thuốc tránh thai, testosterone), thuốc động kinh, thuốc tâm thần và thuốc giảm cholesterol...

Điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả những loại thuốc điều trị đái tháo đường type 2 cơ bản này cũng có thể có tương tác thuốc - thuốc.

2. Một số tương tác phổ biến

2.1 Tương tác bất lợi của thuốc trị đái tháo đường với các thuốc trị bệnh khác

Thuốc điều trị các tình trạng khác

Thuốc trị đái tháo đường

Tương tác có thể

Metoprolol succinate (thuốc chẹn beta trị các bệnh về tim mạch)

 

Canagliflozin (thuốc ức chế SGLT2)

 

Có thể làm thay đổi chuyển hóa glucose và kéo dài tình trạnghạ đường huyếtvà/hoặc che lấp đợt hạ đường huyết.

 

Hydrochlorothiazide

(thuốc lợi tiểuthiazide)

 

Exenatide (chất chủ vận GLP-1)

 

Có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận và gâytăng đường huyết.

 

Pseudoephedrin (thuốc co mạch)

 

Acarbose (chất ức chế alpha glucosidase)

 

Có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hạ đường huyết và gây tăng đường huyết.

 

Fluconazole (kháng nấm)

 

Glipizide, glimepiride, glyburide

(sulfonylurea)

 

Có thể làm tăng nồng độ sulfonylurea, gây nguy cơ hạ đường huyết.

 

Thuốc trị trầm cảmsertralin (SSRI)

 

Glipizide (sulfonylurea)

 

Có thể làm tăng nguy cơ mắc SIADH (Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp), hạ natri máu và các tác dụng phụ bất lợi khác…

 

2.2 Tương tác bất lợi giữa thuốc trị đái tháo đường và chất bổ sung

Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm trái cây, rau, protein nạc, carbohydrate phức hợp và chất béo không bão hòa được khuyến nghị cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường.

Tuy nhiên, việc duy trì chế độ ăn kiêng ‘hoàn hảo’ này hàng ngày có thể là một thách thức cho một số người và việc dùng thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống có thể bù đắp cho một số thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhưng cần lưu ý đến tương tác bất lợi.

Một số ví dụ điển hình:

Thuốc bổ sung

Thuốc trị đái tháo đường

Tương tác có thể

Niacin (vitamin B3)

 

Canagliflozin (thuốc ức chế SGLT2)

 

Có thể gây tăng đường huyết do làm giảm tác dụng hạ đường huyết của canagliflozin

 

John's Wort

 

Repaglinide, nateglinide

(nhóm meglitinide kích thích bài tiết insulin)

 

Có thể làm giảm nồng độ meglitinide, gây tăng đường huyết

 

Dầu cá

 

Insulin

 

Có thể gây tăng đường huyết

 

Magiê xitrat

 

Glipizide, glimepirid,

glyburide (nhóm sulfonylurea)

 

Có thể làm tăng nguy cơ hạ natri máu, SIADH và co giật

Gừng

 

Tất cả các loại thuốc trị đái tháo đường

 

Có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết

 

3.Phòng ngừa tương tác bất lợi thế nào?

Để phòng ngừa các tương tác bất lợi này, người bệnh đái tháo đường không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào (kể cả thuốc không kê đơn), thực phẩm bổ sung (kể cả vitamin, khoáng chất).

Người bệnh cần cho bác sĩ biết về các loại thuốc, chất bổ sung (nếu người bệnh đang sử dụng) để được tư vấn về cách phòng ngừa tương tác thuốc bất lợi (nếu có).

Trong trường hợp cần dùng (theo lời khuyên của bác sĩ), tốt nhất là nên uống thuốc cách xa bất kỳ chất bổ sung nào vài giờ, điều này có thể giúp giảm tương tác.

Theo suckhoedoisong.vn