Trong quá trình hình thành của tuyến giáp, nếu ống giáp lưỡi không tiêu biến và tồn tại sau khi ra đời sẽ gây nên bệnh u nang giáp lưỡi.
Thế nào là u nang giáp lưỡi?
Nang giáp lưỡi là dị tật bẩm sinh, hình thành do quá trình tuyến giáp di chuyển ra phía trước và xuống dưới vùng cổ ở giai đoạn bào thai. Nếu quá trình này không diễn ra bình thường sẽ dẫn đến hiện tượng hình thành u nang giáp lưỡi.
Ở người bình thường, ống giáp lưỡi bị thiểu sản và tiêu biến vào khoảng tuần thứ 7 trong quá trình phát triển bào thai. Trong trường hợp ống giáp lưỡi không tiêu biến và tồn tại sau khi ra đời sẽ gây nên dị tật.
Nang giáp lưỡi có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống giáp lưỡi, từ lỗ tịt ở đáy lưỡi tới thuỳ tháp của tuyến giáp. Thông thường chỉ có một nang giáp lưỡi nhưng đôi khi có thể gặp một vài nang độc lập dọc đường đi của ống giáp lưỡi. Chất dịch chứa trong nang thường là dịch nhầy trong.
Triệu chứng của u nang giáp lưỡi
Vị trí của nang giáp lưỡi thường nằm ở đường giữa, trước cổ, ngang tầm xương móng. Nang giáp lưỡi là một khối tròn, bên trong chứa dịch nhầy trong, di chuyển theo cử động nuốt của bệnh nhân và không gây đau nhức.
U nang giáp lưỡi có thể gây ra một số triệu chứng cơ năng như:
- Rối loạn nuốt: nuốt vướng, nuốt khó...
- Rối loạn trong giọng nói: giọng ngậm hạt thị.
- Nếu u lớn có thể chèn ép đường thở làm bệnh nhân khó thở.
Tuy nhiên, với các triệu chứng không rõ ràng và đặc hiệu nên u nang giáp lưỡi có thể được chẩn đoán một cách tình cờ hoặc nhầm lẫn với bệnh u nang hố lưỡi thanh thiệt.
Chẩn đoán và điều trị u nang giáp lưỡi như nào?
Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán u nang giáp lưỡi bao gồm:
- Siêu âm cổ: Có giá trị giúp chẩn đoán nhưng không chính xác hoàn toàn.
- CT scanner vùng cổ: Rất có giá trị trong chẩn đoán u nang giáp lưỡi, mô tả được chính xác vị trí, kích thước và định hướng điều trị phẫu thuật về sau.
Vị trí của nang giáp lưỡi thường nằm ở đường giữa, trước cổ, ngang tầm xương móng. Nang giáp lưỡi là một khối tròn, bên trong chứa dịch nhầy trong, di chuyển theo cử động nuốt của bệnh nhân và không gây đau nhức.
U nang giáp lưỡi nếu không điều trị sẽ gây ra các biến chứng như: Nhiễm trùng nang giáp gây sưng, nóng, đỏ, đau.
Cần kháng sinh dự phòng khi vết mổ bị nhiễm trùng
- Nhiễm trùng vết mổ: Cần dùng kháng sinh dự phòng nếu trong quá trình mổ gây rách niêm mạc hầu họng thì cần khâu phục hồi và đặt sonde ăn trong vài ngày.
- Tụ máu vết mổ (Hematoma): Xảy ra vào ngày đầu tiên sau mổ. Nếu khối tụ máu to sẽ gây chèn ép làm bệnh nhân bị ngạt thở, cần phải mở lại vết mổ, lấy sạch máu đọng và cầm máu.
- Tổn thương dây thần kinh thanh quản trên và dây thần kinh hạ thiệt: Rất hiếm khi xảy ra
- Tái phát sau mổ: dưới dạng u nang hoặc rò, thường do cuộc mổ không hoàn chỉnh (bỏ qua việc cắt thân xương móng, không lấy được toàn bộ khối u nang và đường rò...).
- Thủng hạ họng trong quá trình bóc tách để cắt bỏ khối u, cần được khâu.
U nang giáp lưỡi nếu không điều trị sẽ gây ra các biến chứng như: Nhiễm trùng nang giáp gây sưng, nóng, đỏ, đau; Rò rỉ mủ qua da hay vào họng; Bệnh tái phát sau phẫu thuật; Suy giáp; Ung thư nang giáp lưỡi… Thế nên khi thấy có hững dấu hiệu bất thường, bạn cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng, kịp thời.
Theo suckhoedoisong.vn