leftcenterrightdel
 

Bên cạnh khả năng gây tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh thì cà phê cũng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng dẫn tới giảm hoặc tăng tác dụng của một số loại thực phẩm.

Theo Health, dưới đây là 6 thực phẩm không nên dùng khi đang uống cà phê mà bạn có thể tham khảo:

1. Trái cây họ cam quýt

Uống cà phê trong khi ăn trái cây họ cam quýt có thể gây khó tiêu và tăng các triệu chứng tiêu hóa.

Điều này được giải thích là do độ pH của cà phê trung bình từ 4,85 đến 5,13 trên thang điểm từ 0-14, với chỉ số thấp hơn biểu thị tính axit tăng. Trong khi đó, cả trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng đều có tính axit cao chẳng hạn như axit citric và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) khi uống nhiều.

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản thường bao gồm các triệu chứng như: Buồn nôn, đầy hơi và ợ nóng. Khi uống cà phê và trái cây họ cam quýt cùng nhau có thể dẫn tới kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng này. Kết hợp hai loại đồ uống có độ pH khác nhau đáng kể cũng có thể làm thay đổi nghiêm trọng thành phần hóa học của mỗi loại.

leftcenterrightdel
 Uống cà phê trong khi ăn trái cây họ cam quýt có thể gây khó tiêu và tăng các triệu chứng tiêu hóa (Ảnh: Internet)

 

Hợp chất tannin - một loại polyphenol hòa tan trong nước có trong nhiều loại thực phẩm thực vật - có trong cà phê có thể ngăn chặn một số quá trình hấp thụ vitamin C có trong nước cam, vì vậy nếu muốn hấp thụ tối ưu, tôi khuyên bạn nên uống những loại đồ uống này cách nhau một giờ để tận dụng được lợi ích sức khỏe của cả hai mà không bị tác dụng phụ.

2. Thịt đỏ giàu sắt

Sắt đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm hỗ trợ lưu thông máu, sản xuất hormone và chức năng miễn dịch. Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những vấn đề dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới, điều này cho thấy tầm quan trọng của thực phẩm giàu sắt.

Theo Health, axit tannic trong cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột, đặc biệt là sắt. Một nghiên cứu năm 2018 trên NCBI kiểm tra về tác động của cà phê lên nồng độ ferritin trong huyết thanh và phát hiện ra rằng uống ba tách cà phê trở lên mỗi ngày làm giảm đáng kể nồng độ sắt, ảnh hưởng tới 39% khả năng hấp thụ sau bữa ăn.

leftcenterrightdel
Sắt trong thịt đỏ đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể (Ảnh: Internet) 

 

Thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp sắt heme dồi dào - điều này có nghĩa là, uống cà phê và ăn thịt đỏ cùng nhau sẽ khiến thịt đỏ giảm bớt tác dụng của nó đối với sức khỏe. Các thực phẩm giàu sắt ngoài thịt đỏ có thể kể đến bao gồm: Rong biển, gan động vật, đậu nành...

3. Sữa

Sữa là nguồn canxi tuyệt vời, rất cần thiết cho sức khỏe xương, chức năng cơ, quá trình đông máu và sản xuất hormone. Một cốc sữa tách béo đáp ứng 23% nhu cầu canxi hàng ngày (DV) được khuyến nghị cho người trưởng thành khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng kết hợp sữa và cà phê có thể cản trở sự hấp thụ canxi. Nói cách khác, caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự hấp thụ canxi trong chế độ ăn uống. Canxi không được hấp thụ sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Nồng độ canxi bài tiết qua nước tiểu cao có liên quan đến nguy cơ sỏi thận và các vấn đề về sức khỏe của xương tăng lên.

leftcenterrightdel
 Sữa là nguồn canxi tuyệt vời, rất cần thiết cho sức khỏe xương (Ảnh: Internet)

 

Vì vậy mà nếu bạn thích thêm sữa vào cốc cà phê của mình, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi vào thời điểm khác trong ngày để không bị thiếu canxi gây hại cho sức khỏe.

4. Thực phẩm nhiều muối

Cà phê chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có tác động trực tiếp đến huyết áp. Rất may, nghiên cứu chỉ ra rằng uống 1 - 3 tách cà phê mỗi ngày không có khả năng gây ra tác động xấu đến mức huyết áp. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng huyết áp cao.

Thực phẩm nhiều muối từ lâu cũng đã được chứng minh có liên quan trực tiếp tới nguy cơ tăng huyết áp nếu tiêu thụ quá mức. Theo đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 2.300 miligam (mg) natri mỗi ngày ở người trưởng thành khỏe mạnh và số lượng này sẽ ít hơn nếu đang mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch.

leftcenterrightdel
Thực phẩm nhiều muối từ lâu cũng đã được chứng minh có liên quan trực tiếp tới nguy cơ tăng huyết áp nếu tiêu thụ quá mức (Ảnh: Internet) 

 

Việc kết hợp giữa uống cà phê và ăn thực phẩm nhiều muối sẽ khiến tình trạng huyết áp khó kiểm soát hơn.

5. Sầu riêng

Một nghiên cứu của trường đại học Tsukuba (Nhật Bản) đã khuyến cáo rằng, trong quả sầu riêng chứa một lượng lớn dầu sulfur nếu kết hợp với caffeine trong cà phê có thể gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, nguyên nhân dẫn đến 70% chất oxy hóa trong tế bào không được chuyển hóa và từ đó gây độc cho cơ thể cùng các triệu chứng như tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp.

Nếu muốn uống cà phê sau khi ăn sầu riêng, tốt nhất nên đợi từ 4 - 6 giờ để an toàn.

leftcenterrightdel
 Quả sầu riêng chứa một lượng lớn dầu sulfur (Ảnh: Internet)

 

6. Đồ ngọt

Người Việt có thói quen thêm sữa đặc vào cà phê để tạo vị ngọt ngậy hơn so với sữa tươi. Tuy nhiên, sữa đặc có hàm lượng đường và calo cao, thỉnh thoảng thêm vào cà phê để uống sẽ không sao nhưng nếu uống thường xuyên có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Đồng thời, ăn các loại đồ ngọt cùng cà phê có thể làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng, dẫn tới việc dễ cảm thấy mệt mỏi sau khi lượng caffeine giảm xuống.

leftcenterrightdel
Ăn các loại đồ ngọt cùng cà phê có thể làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng (Ảnh: Internet) 

 

Ngoài 6 loại thực phẩm không nên dùng cùng cà phê kể trên, một số nghiên cứu cũng liệt kê thêm các thực phẩm cần lưu ý khác như: Đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng, thực phẩm giàu kẽm, uống trà, uống rượu cũng không nên sử dụng cùng cà phê.

Lời khuyên để uống cà phê an toàn

Khi uống đúng cách, cà phê có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những lưu ý khi uống cà phê bao gồm:

- Thời điểm uống cà phê tốt nhất thường là buổi sáng hoặc đầu giờ chiều vì uống cà phê từ cuối ngày trở đi có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

- Nên uống cà phê trước bữa ăn từ 3 - 5 giờ để giảm nguy cơ gặp phải ảnh hưởng của cà phê tới các chất dinh dưỡng đa lượng cần hấp thụ. Nói cách khác, cần tránh uống cà phê trong thời gian ăn uống để ưu tiên sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, canxi của cơ thể.

- Caffeine trong cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc. Vì thế, nếu đang sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, hãy nói chuyện về thời điểm mà bạn có thể uống cà phê hoặc có cần tránh hoàn toàn cà phê không.

- Không uống quá nhiều cà phê. Uống quá nhiều cà phê có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như lo âu, mất ngủ và tăng nhịp tim. FDA khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ tối đa 400 mg caffeine mỗi ngày, tương đương khoảng 4 hoặc 5 tách cà phê, tùy theo tình trạng nhạy cảm với caffeine của mỗi người.

- Cà phê có thể gây mất nước nên việc uống đủ nước khi uống cà phê vô cùng quan trọng để tránh mất nước.

Châu Anh/Nguồn: Tổng hợp