leftcenterrightdel
 WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu do bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở các nước châu Phi, đặc biệt lo ngại nguy cơ gia tăng số ca nhiễm chủng Clade 1b mới ở CHDC Congo, và có thể lây lan sang các quốc gia lân cận.

Tháng 8 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố Mpox là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, trong đó trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm đối tượng đặc biệt dễ mắc bệnh.

Trước đây, vắc xin Jynneos của Bavarian cũng đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận, nhưng chỉ dành cho người lớn từ 18 tuổi trở lên, mặc dù FDA đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp để áp dụng cho thanh thiếu niên trong đợt bùng phát Mpox năm 2022.

Việc phê duyệt của Ủy ban Sản phẩm thuốc dành cho người (CHMP) dựa trên dữ liệu mà công ty công nghệ sinh học Đan Mạch nộp cho Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) vào tháng trước, nay được chấp thuận.

"Chúng tôi hoan nghênh EMA vì đã nhanh chóng xem xét và đưa ra quyết định đề xuất phê duyệt", Tổng giám đốc điều hành của Bavarian - Paul Chaplin - cho biết.

Trong khi WHO khẳng định vắc-xin có thể được sử dụng "ngoài chỉ định" cho những người dưới 18 tuổi, nhưng tổ chức này chỉ ủng hộ việc sử dụng vắc-xin Jynneos cho người lớn.

Sự chấp thuận của WHO có thể định hướng cho các lựa chọn ở các nước, cũng như cho phép các nhóm viện trợ quốc tế mua và phân phối vắc-xin.

Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt bùng phát hiện nay, không có kế hoạch tiêm vắc-xin Bavaria cho trẻ em dưới 18 tuổi trong đợt tiêm chủng đầu tiên.

Theo cơ quan quản lý của Nhật Bản, một loại vắc-xin Mpox khác do công ty KM Biologics của Nhật Bản sản xuất đã có thể được tiêm cho trẻ em, mặc dù nó đòi hỏi phải sử dụng loại kim tiêm đặc biệt.

Trong khi quyết định của EMA không chính thức hướng dẫn các quốc gia bên ngoài châu Âu, Congo đã đề cập đến đánh giá của mình về vắc-xin của Bavarian trong việc phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc-xin trong nước vào tháng 6. Họ cũng đề cập đến sự chấp thuận của FDA.

Theo WHO, kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 1, đã có gần 25.100 ca bệnh và hơn 720 ca tử vong ở Châu Phi, trong đó quốc gia báo cáo nhiều ca bệnh nhất là DRC.

Theo phụ nữ TPHCM