Trên thực tế, màu sắc của vết bầm tím có thể phụ thuộc vào việc mạch máu bị vỡ đó đang đưa ô xy đến phổi hay đang thải ra carbon dioxide ra ngoài. Vết bầm sẽ có màu đỏ nếu là máu chứa ô xy và hơi xanh nếu chứa carbon dioxide, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
|
|
Bệnh bạch cầu làm giảm lượng tiểu cầu trong máu và khiến da dễ xuất hiện các vết bầm |
Da thường xuyên xuất hiện vết bầm tím có thể là dấu hiệu cảnh báo những loại ung thư sau:
Bệnh bạch cầu
Bầm tím là tình trạng khá phổ biến ở người mắc bệnh bạch cầu, một loại ung thư máu xảy ra khi tủy xương sản sinh ra quá nhiều tế bào bệnh bạch cầu. Các vết bầm tím xuất hiện không rõ nguyên nhân, thường sẽ sẫm màu và hình dạng của chúng cũng không đều.
Vết bầm tím nằm ở những vùng da mà bình thường rất hiếm khi bị bầm như đầu, mặt, lưng, mông, tai hay ngực. Chúng sẽ không biến mất sau vài ngày, thậm chí ngày càng to hơn. Nguyên nhân là do bệnh bạch cầu đã làm giảm lượng tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu thiếu sẽ khiến quá trình đông máu bị ảnh hưởng, không chỉ khiến da dễ bị bầm mà vết thương cũng khó cầm máu.
Ung thư hạch
Ung thư hạch hay còn gọi là lymph, một loại ung thư máu mà tế bào bệnh phát triển trong hạch bạch huyết. Dạng ung thư này chia ra làm nhiều loại, trong đó 2 loại phổ biến nhất là ung thư hạch Hodgkin và ung thư hạch không Hodgkin.
Tương tự như bệnh bạch cầu, sự lây lan của các tế bào ung thư hạch trong tủy xương sẽ lấn át các tế bào máu khỏe mạnh, chẳng hạn như tiểu cầu. Hệ quả là khiến lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm mạnh và dễ gây bầm tím.
Các dấu hiệu cảnh báo khác của loại ung thư hạch là cơ thể mệt mỏi kéo dài, sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng và thường không đau, kèm theo sốt, đổ mồ hôi ban đêm, ngứa da và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Ung thư gan
Cả ung thư gan nguyên phát và di căn đều gây bầm tím. Ung thư gan nguyên phát là khi bệnh hình thành ở các mô của gan. Trong khi với ung thư gan di căn, các tế bào ung thư phát sinh từ nơi khác trong cơ thể và di chuyển đến gan thông qua mạch máu hay hệ bạch huyết.
Các vết bầm tím của ung thư gan hơi khác một chút ở chỗ chúng là những khối máu tụ bầm tím dưới da, đôi khi có kích thước lớn. Ngoài tiểu cầu, cơ thể bạn cũng cần một loại protein khác do gan tạo ra để giúp đông máu. Khi mắc ung thư, gan sẽ không tạo đủ loại protein này, từ đó dễ gây bầm tím hay chảy máu quá mức, theo Healthline.
Theo Thanh niên