Theo chuyên gia tim mạch, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng vì đó là nền tảng cho một trái tim khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống cân bằng đòi hỏi phải có đủ tỷ lệ carbohydrate, chất béo và protein, ngoài vitamin, đường, muối và khoáng chất. Bất kỳ thành phần nào ở trên vượt quá trong một thời gian dài sẽ có tác động bất lợi đến sức khỏe tim mạch.
Đường ảnh hưởng đến tim như thế nào? Sử dụng quá nhiều đường có liên quan đến tăng cân, kháng insulin và hội chứng chuyển hóa - tất cả đều là những yếu tố gây ra bệnh tim.
Hơn nữa, lượng đường trong máu tăng đột biến do thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm tăng áp lực cho tim và động mạch, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
Muối cũng là một thủ phạm: Muối là một gia vị thiết yếu, khi ăn quá nhiều sẽ khiến vấn đề sức khỏe vượt khỏi tầm kiểm soát. Ăn quá nhiều muối gây tăng huyết áp. Natri dư thừa gây giữ nước, tạo gánh nặng cho tim và làm căng mạch máu. Theo thời gian, áp lực không ngừng này làm suy yếu các động mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơn đau tim, đột quỵ và các tai biến tim mạch khác.
Có phải tất cả chất béo đều xấu? Chất béo không lành mạnh, thường được tìm thấy trong thức ăn nhanh, đồ chiên và đồ ăn nhẹ chế biến sẵn. Đây là thủ phạm ngấm ngầm gây ra các vấn đề sức khỏe nhất.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch – sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch. Khi các động mạch bị thu hẹp và cứng lại, lưu lượng máu sẽ bị tổn hại, tạo tiền đề cho các cơn đau tim. Ngoài ra, những chất béo này có thể kích động chứng viêm, yếu tố chính gây ra các bệnh tim mạch.
Tóm lại, hậu quả nguy hiểm của việc ăn quá nhiều đường, muối và chất béo không lành mạnh đối với sức khỏe tim mạch là không thể chối cãi. Do đó việc duy trì chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh kết hợp với tập thể dục sẽ giúp cứu vãn được tình hình.
Theo VOV