Vì sao chúng ta hay nhớ nhớ quên quên?
Cập nhật lúc 10:36, Thứ hai, 27/07/2020 (GMT+7)
Mình khóa cửa chưa nhỉ? Mình uống thuốc chưa? Mình tắt bếp rồi chứ?... là một vài trong số nhiều câu hỏi xuất hiện trong đầu chúng ta mỗi ngày.
Bạn quên này quên kia không phải vì não như cá vàng mà do bạn là con người... - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng tại sao chúng ta cứ lặp đi lặp lại vấn đề nhớ nhớ quên quên như thế?
Một bước đột phá mới trong nghiên cứu tâm lý học giúp giải thích lý do tại sao những câu hỏi ở trên lại xuất hiện trong đầu óc ta: Trí nhớ của chúng ta bị nhầm lẫn giữa ý định thực hiện với hành động thực chất và tạo ra một ký ức sai về nhiệm vụ, theo FC.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois (Mỹ) nhận ra rằng mọi người có xu hướng không nhớ các “hành vi trần tục” - các nhiệm vụ thông thường được thực hiện nhiều lần như nhớ tắt bếp...
Nghiên cứu chỉ ra rằng tâm trí chúng ta dễ nhầm lẫn giữa ý định với hành động. “Nói cách khác, ý nghĩ muốn (làm điều đó) có thể bị nhớ nhầm thành chúng ta đã thực sự thực hiện nó”, đồng tác giả nghiên cứu Dolores Albarracin, giáo sư tâm lý học tại Đại học Illinois (Mỹ), giải thích.
Để bớt quên việc, ngay khi nhớ mình định làm gì đó như bật máy giặt hoặc gửi email thì hãy thực hiện nó ngay.
Một chiến lược khác là thiết lập một hệ thống ghi lại các hành động, chẳng hạn như chụp ảnh cho thú cưng ăn mỗi khi bạn làm điều đó hoặc sử dụng hộp đựng thuốc được đánh dấu các ngày trong tuần, theo FC.
Theo thanhnien