Theo các nghiên cứu từ trước đến này, các cơn đau tim thường đi liền với người lớn tuổi và những người có bệnh lý tim mạch. Nhìn chung, những người ở độ tuổi từ 45 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị đau tim nhiều hơn những người trẻ tuổi.

Tại sao các cơn đau tim gây tử vong đang gia tăng ở người trẻ tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cơn đau tim, nhưng có một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khiến cho lớp trẻ hiện nay mắc bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các yếu tố nguy cơ điển hình của cơn đau tim bao gồm: các bệnh mạn tính như huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường; các yếu tố về lối sống hiện đại như thừa cân hoặc hút thuốc; và các yếu tố không thể thay đổi được như tuổi tác, giới tính (nam giới có nguy cơ cao hơn) và gia đình có tiền sử mắc bệnh tim.

Hiện này, những người bị các bệnh lý về tim mạch và gây ra đột quỵ dẫn đến tử vong ngày càng xảy ra nhiều hơn ở những người trẻ tuổi.

Hiện nay, những người bị các bệnh lý về tim mạch và gây ra đột quỵ dẫn đến tử vong ngày càng xảy ra nhiều hơn ở những người trẻ tuổi.

Bác sĩ tim mạch Brianna Costello tại Trung tâm Chăm sóc Tim mạch của Viện Tim Texas, Mỹ cho biết những yếu tố nguy cơ điển hình này thì không thay đổi, nhưng những năm gần đây sau khi đại dịch COVID-19 thì nguy cơ đau tim gây ra đột quỵ đã thay đổi ngày càng tăng so với trước đây.

Có mối liên quan nào giữa COVID với bệnh tim mạch?

Theo số liệu nghiên cứu của Mỹ vào tháng 2 năm 2023. Trong hai năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, đã có trên 90.000 ca tử vong có liên quan đến tim mạch trong khoảng thời gian đó.

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Virus học Y tế vào tháng 9 năm 2022, những ca tử vong có liên quan đến tim mạch tăng đáng kể ở những người trẻ tuổi, với tỷ lệ tử vong do đau tim gây đột quỵ ở người trẻ tuổi từ 25 đến 44 tuổi tăng mạnh so với trước khi đại dịch COVID xảy ra. COVID-19 có thể kích hoạt hoặc đẩy nhanh bệnh tim đã có từ trước, ngay cả ở những người trưởng thành trẻ tuổi.

Mắc COVID-19 đều xảy ra mọi lứa tuổi và đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Một số nghiên cứu tại Mỹ, tháng 2 năm 2022 cho thấy nguy cơ phát triển bệnh tim mạch sau khi bị nhiễm COVID-19 là rất cao, bất kể các triệu chứng nhỏ chúng ta thường không phát hiện ra, thì sau khi nhiễm COVID-19, các triệu chứng nhỏ đó đột nhiện rõ ràng hơn và ngay cả khi một số người không có yếu tố nguy cơ nào đối với bệnh tim nhưng cũng có thể lên cơn đau tim và đột quỵ.

Theo Penn Medicine, lý do đằng sau điều này là mắc COVID-19 có thể gây viêm ở tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim và tổn thương tim . Những điều này làm tăng nguy cơ đau tim và suy tim.

Viêm có thể là một trong những thủ phạm, nhưng dường như cũng có mối liên hệ giữa nhiễm COVID-19 và huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ gây ra các cơn đau tim.

Một bài báo tháng 8 năm 2023 trên ‌Tạp chí Tăng huyết áp ‌ cho thấy hơn 20% số người nhập viện vì COVID-19 và hơn 10% những người trong số đó tiếp tục phát triển bệnh cao huyết áp trong những tháng sau khi nhiễm bệnh.

Các nguyên nhân chính gây ra đau tim ở người trẻ tuổi

COVID-19 không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra nguy cơ mắc bệnh tim và đau tim ở người trẻ tuổi. Theo một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2023, nguy cơ đó thực sự đã gia tăng kể từ ít nhất là năm 2009 do các yếu tố của cuộc sống hiện đại ngày nay.

Hút thuốc làm thay đổi thành phần hóa học trong máu, có thể làm tắc nghẽn động mạch của bạn với sự tích tụ mảng bám sáp. Ảnh minh họa

Hút thuốc làm thay đổi thành phần hóa học trong máu, có thể làm tắc nghẽn động mạch của bạn với sự tích tụ mảng bám sáp. Ảnh minh họa

Lối sống: Phần lớn sự gia tăng các cơn đau tim ở người trẻ có thể là do thay đổi lối sống như: làm việc trên máy tính thời gian dài, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và các bữa ăn nhanh, ít vận động thể dục thể thao, lãm dụng các thức uống có cồn…

Tiểu đường type 2: Không phải ngẫu nhiên mà các cơn đau tim gia tăng trong giới trẻ lại trùng hợp với sự gia tăng đột biến của bệnh tiểu đường loại 2. Tiến sĩ Laffin cho biết: "Đó là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh tim.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nguy cơ mắc bệnh tim của bạn thực sự tăng gấp đôi nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.

Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá khi chúng ta hút có chứa hơn 7.000 hóa chất. Hít phải hỗn hợp độc hại đó sẽ gây ra đủ loại tác hại khắp cơ thể - bao gồm cả trái tim của bạn.

Hút thuốc làm thay đổi thành phần hóa học trong máu, có thể làm tắc nghẽn động mạch của bạn với sự tích tụ mảng bám sáp. Điều đó khiến máu khó lưu thông như bình thường và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Gần 1 trong 5 ca tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến hút thuốc lá.

Lạm dụng chất gây nghiện: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi bị đau tim có nhiều khả năng lạm dụng chất gây nghiện, bao gồm cả việc sử dụng cần sa và cocaine.

Yếu tố di truyền: Có thể khiến bạn dễ bị đau tim sớm hơn. Nguy cơ mắc bệnh tim do di truyền của bạn được xác định bằng cách có: Người thân là nam giới cấp một (như cha, anh trai hoặc con trai ) dưới 55 tuổi có tiền sử đau tim hoặc đột quỵ. Người thân nữ cấp một (như mẹ, chị gái hoặc con gái của bạn) dưới 65 tuổi có tiền sử đau tim hoặc đột quỵ.

Lời khuyên phòng ngừa

Tập thể dục thường xuyên: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tập thể dục với cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Duy trì cân nặng: Chỉ cần giảm thêm 5 pound cũng có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt về huyết áp và mức cholesterol của bạn. Nhắm mục tiêu chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 20 đến 25.

Ăn thực phẩm bổ dưỡng: Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim có thể mang lại lợi ích cho cơ thể bạn theo nhiều cách. Ngoài ra, danh sách thực phẩm được đề xuất còn có nhiều lựa chọn ngon miệng.

Kiểm soát căng thẳng và huyết áp: Học cách đối phó với căng thẳng sẽ giúp ích cho trái tim của bạn. Hãy thử những lời khuyên này để giữ cho trái tim của bạn hạnh phúc .

Từ bỏ hút thuốc: Để đem những lợi ích sức khỏe cho tim mạch và cơ thể bạn.

Tóm lại: Sức khỏe tim mạch quan trọng hơn bao giờ hết sau đại dịch COVID-19 và mọi người ở mọi lứa tuổi nên hành động để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và những cơn đau tim tránh đột quỵ.

Mặc dù một số yếu tố rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng bất kỳ ai cũng có thể nỗ lực giảm thiểu rủi ro bằng cách ưu tiên lối sống lành mạnh nhằm mục đích kiểm soát những thứ như cân nặng, lượng đường trong máu và huyết áp.

Nếu gia đình có tiền sử bị tim mạch, hãy đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn và có kế hoạch phòng tránh cho bản thân.

Theo suckhoedoisong.vn