Lợi ích không ngờ của ngọ nguậy ngón chân đối với tim mạch

Điều không ngờ là chỉ một hoạt động đơn giản như ngọ nguậy ngón chân có thể giúp cải thiện lưu thông máu, tốt cho tim mạch.

Tiến sĩ Sudhir Kumar, nhà thần kinh học nổi tiếng, đang làm việc tại Bệnh viện Apollo (Ấn Độ), cho biết: Không vận động do ngồi lâu gây ứ đọng máu và dẫn đến lưu thông máu kém.

Lợi ích không ngờ của ngọ nguậy ngón chân đối với hoạt động tim mạch - Ảnh 1.

Chỉ một hoạt động đơn giản như cựa quậy hoặc co duỗi ngón chân có thể giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể

Shutterstock

Để giải quyết tình trạng lưu thông máu kém, tiến sĩ Subhendu Mohanty, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Sharda, Noida (Ấn Độ), nói rằng cựa quậy ngón chân là một hình thức tập luyện cơ bắp chân giúp cải thiện lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể. Điều này lý giải tại sao chúng tôi từng nói: Cơ bắp chân còn được gọi là "trái tim thứ hai".

"Cũng như tim, cơ bắp chân đóng vai trò quan trọng trong việc đưa máu tĩnh mạch từ chân về tim", tiến sĩ Mohanty giải thích.

Các nghiên cứu trước đây lưu ý rằng ngồi thời gian dài trước máy tính hoặc trong chuyến bay dài làm giảm lưu lượng máu đến chân, từ đó có thể góp phần gây ra bệnh tim mạch. Theo một đánh giá năm 2016, các nhà nghiên cứu của Đại học Missouri-Columbia (Mỹ), đã phát hiện ra rằng cựa quậy ngón chân khi ngồi có thể giải quyết vấn đề này, bằng cách bảo vệ các động mạch ở chân khỏi bị tắc nghẽn và có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh động mạch. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 23.5.

Hay bị đắng miệng cảnh báo điều gì?

Thỉnh thoảng có cảm giác đắng miệng là điều hết sức bình thường. Nguyên nhân thường gặp là do khô miệng hoặc dư vị của một món ăn nào đó. Nhưng trong một số trường hợp, cảm giác đắng miệng có thể kéo dài mà người mắc không rõ nguyên nhân.

Hay bị đắng miệng cảnh báo bệnh gì ? - Ảnh 1.

Mắc một số loại bệnh như cảm lạnh, cúm cũng có thể gây cảm giác đắng miệng

SHUTTERSTOCK

Phần lớn các nguyên nhân gây đắng miệng không phải là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Đắng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe sau:

Vấn đề răng miệng. Vệ sinh răng miệng kém có thể gây đắng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và nhiều bệnh răng miệng khác. Đánh răng 2 ngày/lần, dùng chỉ nha khoa và vệ sinh lưỡi sẽ giúp khỏi đắng miệng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Dùng nước súc miệng cũng là một cách giúp hạn chế vi khuẩn và ngăn hôi miệng. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.5.

Giãn tĩnh mạch có thể tái phát sau khi điều trị hay không?

Giãn tĩnh mạch khiến máu ứ đọng lại ở các tĩnh mạch mà không thể đưa hiệu quả trở lại tim. Tình trạng này thường xảy ra ở chân. Các tĩnh mạch bị giãn sẽ nổi cộm lên da, xoắn. Một số biện pháp can thiệp có thể giúp điều trị giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch chân khiến người bệnh bị phù chân, cảm thấy khó chịu và đau đớn. Hai nguyên nhân phổ biến gây suy giản tĩnh mạch là béo phì và đứng lâu trong thời gian dài. Bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, thậm chí cần phải phẫu thuật.

Giãn tĩnh mạch có thể tái phát sau khi điều trị hay không ? - Ảnh 1.

Vớ nén giúp tăng cường lưu lượng máu và giảm nguy cơ tái phát giãn tĩnh mạch

SHUTTERSTOCK

Các phương pháp phẫu thuật để điều trị giãn tĩnh mạch chân gồm là thắt cắt tĩnh mạch xuyên, loại bỏ thân tĩnh mạch hiển hay bóc túi giãn tĩnh mạch. Với những người chọn cách phẫu thuật, một câu hỏi đặt ra là liệu giãn tĩnh mạch có tái phát hay không.

Thật không may, chứng giãn tĩnh mạch có thể quay trở lại sau khi điều trị. Người bệnh sẽ dễ có nguy cơ tái phát hơn vì sức mạnh và độ đàn hồi của thành và van tĩnh mạch đã suy giảm. Tuy nhiên, biết được nguy cơ và nguyên nhân tái phát bệnh có thể trang bị kiến thức và thực hiện các chiếc lược phòng ngừa để duy trì sức khỏe tĩnh mạch ở trạng thái tốt nhất có thể.

Theo Thanh niên