leftcenterrightdel
 

Theo ước tính, khoảng 0,15 đến 0,6 % người bị viêm cơ tim, hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên. Viêm cơ tim ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe doạ đến tính mạng người bệnh.

Viêm cơ tim là cơ của tim bị viêm, cơ này có tác dụng co lại và thư giãn để bơm máu vào và ra khỏi tim và đến phần còn lại của cơ thể. Khi cơ tim bị viêm, khả năng bơm máu của cơ trở nên kém hiệu quả hơn. Điều này gây ra các vấn đề như nhịp tim bất thường, đau ngực và khó thở.

Viêm cơ tim ở trẻ em diễn tiến khá nhanh và nguy hiểm. Do đó, khi con trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kịp thời.

1. Triệu chứng nhận biết viêm cơ tim ở trẻ

Viêm cơ tim ở trẻ em có nhiều đặc điểm giống viêm cơ tim ở người lớn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm cơ tim ở trẻ em là cấp tính. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em bị viêm cơ tim được báo cáo là:

- Mệt mỏi

- Thở nhanh hoặc khó thở, tim đập nhanh

- Đau ngực

- Sốt

Viêm cơ tim ở trẻ khó chẩn đoán do các triệu chứng không đặc hiệu và có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh lý khác như hen suyễn hoặc viêm phổi, cảm sốt, …

leftcenterrightdel
Các triệu chứng viêm cơ tim thường không điển hình nên cần đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám khi có những dấu hiệu bất thường (Ảnh: Internet) 

Vậy làm thế nào để chẩn đoán viêm cơ tim sớm?

Viêm cơ tim ở trẻ rất khó chẩn đoán sớm, bệnh chủ yếu chẩn đoán lâm sàng, trong đó bác sĩ phải dựa vào bệnh sử do gia đình cung cấp và khám sức khỏe cho trẻ, chẳng hạn như bác sĩ sẽ lắng nghe tim và phổi của trẻ.

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện giúp chẩn đoán viêm cơ tim như:

- Xét nghiệm phổ biến nhất là chụp X-quang ngực. Chụp X-quang ngực có thể cho thấy giải phẫu ngực và các dấu hiệu suy tim tiềm ẩn.

- Điện tâm đồ nhằm đo hoạt động điện trong tim của bạn và có thể được sử dụng để phát hiện nhịp tim và nhịp điệu bất thường có thể cho thấy cơ tim bị tổn thương

- Siêu âm tim tạo ra hình ảnh siêu âm của tim và có thể giúp phát hiện các vấn đề về cấu trúc hoặc chức năng trong tim và các mạch máu lân cận.

- Các xét nghiệm máu

- Sinh thiết cơ tim, đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm cơ tim. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều rủi ro hơn ở trẻ em.

Một số phương pháp có nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ nhỏ. Do đó, khi con trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện và tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ.

2. Nguyên nhân dẫn tới viêm cơ tim ở trẻ em

Ở trẻ em, nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm cơ tim. Các loại virus phổ biến nhất có liên quan là: Parvovirus, Virus cúm, Adenovirus và virus coxsackie, Virus như rubella, rubeola và HIV, …

Các vi khuẩn như vi khuẩn gây bệnh Lyme, sốt phát ban Rocky Mountain, hoặc hội chứng sốc nhiễm độc, hoặc nấm hoặc ký sinh trùng có thể gây viêm cơ tim nhưng hiếm gặp.

Khi viêm cơ tim do nhiễm trùng, mầm bệnh đầu tiên sẽ lây nhiễm vào tim. Vi trùng xâm nhập vào cơ thể và đi theo dòng máu đến tim. Nó lớn lên và sinh sản trong tim, gây ra một số tổn thương tế bào khi nó lây lan từ tế bào này sang tế bào khác.

Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ đến vị trí nhiễm trùng để loại bỏ mầm bệnh. Ở một số trẻ, phản ứng này thái quá nên không chỉ vi trùng bị tiêu diệt mà bản thân các tế bào tim cũng có thể bị tổn thương.

3. Viêm cơ tim ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Viêm cơ tim ở trẻ em khá nguy hiểm. Trong khi nhiều trẻ có thể hồi phục một cách tự nhiên thì một số trẻ có thể tiến triển nhanh chóng thành các triệu chứng nghiêm trọng hơn, khiến trẻ có nguy cơ bị tổn thương tim cao hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ trong suốt cuộc đời.

leftcenterrightdel
 Viêm cơ tim có thể gây suy tim, đau tim, rối loạn nhịp tim (Ảnh: Internet)

Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp do viêm cơ tim như:

- Rối loạn nhịp tim: tình trạng nhịp tim của bạn có thể quá nhanh, quá chậm hoặc không đều

- Bệnh cơ tim: tình trạng cơ tim yếu đi và không thể bơm máu hiệu quả

- Suy tim: do tim bạn gặp khó khăn trong việc bơm đủ máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể bạn

- Đau tim: do nguồn cung cấp máu cho một phần tim của bạn bị cắt, khiến mô tim chết

- Viêm cơ tim cũng liên quan đến đột tử do tim (SCD). Đây là khi tim mất chức năng đột ngột và bất ngờ và ngừng đập.

4. Viêm cơ tim có thể phòng ngừa được không?

Rất khó để phòng ngừa viêm cơ tim. Tuy nhiên, thực hiện các bước để tránh nhiễm trùng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm cơ tim. Cha mẹ có thể hướng dẫn con một số biện pháp để làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi, sau khi ra ngoài nơi công cộng, trước khi ăn, …

- Tiêm chủng đầy đủ

- Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh cúm hoặc bệnh hô hấp

Tóm lại, viêm cơ tim ở trẻ là tình trạng nguy hiểm, nếu không được can thiệp kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi, nôn, đau tức ngực, ... không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Nguồn: Healthline.com

Vân Anh