leftcenterrightdel
 

Viêm đường tiết niệu không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vậy viêm đường tiết niệu có tự khỏi không hay cần đến sự điều trị từ bác sĩ. 

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi vi khuẩn phát triển trong thận, bàng quang hoặc niệu đạo. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn với những triệu chứng như:

- Tiểu thường xuyên, cảm giác đau và nóng rát.

- Dòng tiểu yếu, tiểu rắt và nhỏ giọt.

- Đau vùng chậu hoặc bụng.

- Nước tiểu đục, có thể hơi đỏ do lẫn máu và có mùi khai.

- Cảm thấy muốn đi tiểu ngay cả khi bàng quang của bạn trống rỗng.

- Lỗ niệu đạo, âm đạo bị sưng đỏ hoặc viêm loét.

leftcenterrightdel
 Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi vi khuẩn phát triển trong thận, bàng quang hoặc niệu đạo (Ảnh: Internet)

Biểu hiện nặng hơn của bệnh: Nếu nhiễm trùng lan đến thận hoặc máu, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, sốt hay ớn lạnh, đau lưng.

2. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Ai cũng có thể bị viêm đường tiết niệu. Một số nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu như:

Nhiễm trùng bàng quang: Đây được xem là yếu tố hàng đầu gây bệnh do vi khuẩn E. Coli – vi khuẩn kí sinh trong đường ruột gây nên.

Hoạt động tình dục: Bạn có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do một số tư thế giao hợp dễ gây viêm bàng quang, thậm chí do một số biện pháp tránh thai hoặc quan hệ với người bị viêm.

leftcenterrightdel
Nhiễm trùng bàng quang là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu (Ảnh: Internet) 

Ức chế hệ thống miễn dịch: Nếu bạn mắc bệnh mãn tính hoặc cấp tính có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể và khả năng phòng thủ chống lại vi khuẩn kém khiến bạn dễ bị viêm. Phụ nữ có thể mắc tỉ lệ viêm đường niệu đạo cao hơn nam bởi cấu tạo tại bộ phận này của phụ nữ có cấu trúc thẳng, ngắn hơn và gần hậu môn.

Viêm niệu đạo: Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (nguyên nhân gây viêm nhiễm từ hậu môn đến niệu đạo) gây ra. Hơn nữa, vị trí niệu đạo của phụ nữ gần với âm đạo cho nên một số bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, herpes, chlamydia, … có thể lây sang niệu đạo.

- Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như rối loạn chức năng tiểu tiện hay thời kỳ mãn kinh của phụ nữ.

3. Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Nếu bạn bị viêm đường tiết niệu nhẹ, tình trạng này có thể khỏi khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, có thể kết hợp với một số lời khuyên từ bác sĩ. 

Ở trường hợp cấp tính, bệnh có những biểu hiện như mệt mỏi, sốt cao, nôn mửa, hay khi đi tiểu, nước tiểu có lẫn máu và đau rát thì cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nên dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và gây ra biến chứng. 

Một số biện pháp quản lý nhiễm trùng đường tiết niệu tại nhà như:

Uống đủ nước: Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Việc bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp cơ thể đào thải vi khuẩn ra ngoài tốt hơn.

Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi. Nên ưu tiên các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như ổi, cam, bưởi, ... giúp cơ thể tăng cường đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn gây viêm. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa lợi khuẩn tốt cho cơ thể như sữa chua hay phô mai.

leftcenterrightdel
 Không nên nhịn tiểu vì dễ gây viêm đường tiết niệu hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng khi nhiễm bệnh (Ảnh: Internet)

Không nhịn tiểu

Vệ sinh đúng cách: Sau khi vệ sinh xong, bạn nên lau từ trước ra sau giúp tránh nhiễm vi khuẩn từ hậu môn di chuyển tới niệu đạo và âm đạo. Hạn chế sử dụng các loại sản phẩm dung dịch vệ sinh có mùi thơm quá nồng, nước hoa hay sản phẩm có chứa paraben.

Hạn chế mặc đồ quá bó sát: Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, ưu tiên sử dụng các loại đồ lót bằng cotton dễ thấm hút tự nhiên.

Quan hệ tình dục an toàn, thay vì tắm bồn bạn có thể tắm bằng vòi hoa sen giúp ngăn chặn vi khuẩn.

4. Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm đường tiết niệu

Người bệnh có thể gặp những biến chứng không mong muốn khi bị viêm đường tiết niệu như:

Nhiễm trùng tái phát

Biến chứng thai kỳ: Nếu thai phụ bị viêm đường tiết niệu mà không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn cho cả mẹ và thai nhi. Tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng nước ối, trẻ sinh ra có thể nhẹ cân, dọa sinh non hay dị tật bẩm sinh.

Nhiễm trùng thận: Đây là một biến chứng rất nghiêm trọng, nguyên nhân là khi vi khuẩn gây viêm tại bàng quang có thể di chuyển thông qua đường tiết niệu và ngược lên thận. Từ đó có thể gây viêm sưng, phù nề các tế bào ở thận và làm giảm chức năng bài tiết của thận. Hơn nữa, các độc tố và chất thải tích tụ lâu ngày trong thận không được đào thải kịp thời sẽ khiến thận bị tổn thương, xơ hóa. Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến suy thận và phát triển bệnh tăng huyết áp.

leftcenterrightdel
 Viêm đường tiết niệu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Nhiễm trùng huyết: Là khi bạn bị viêm tiết niệu nếu không điều trị và giải quyết dứt điểm thì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, nhất là khi đợt viêm bùng phát. Một khi tình trạng kéo dài sẽ khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu với những triệu chứng như ớn lạnh, sốt cao, hoa mắt, tim đập nhanh.

Giảm chất lượng đời sống tình dục:

+ Nam giới sẽ cảm thấy đau khi cương cứng hoặc xuất tinh, thậm chí tinh dịch lẫn máu xuất hiện. Ngược lại, khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu nữ giới sẽ xuất hiện cảm giác đau tức vùng bụng dưới hoặc đau âm ỉ. Đây cũng chính là yếu tố khiến người bệnh có tâm lý không an tâm khi quan hệ dẫn đến giảm ham muốn.

+ Ngoài ra, khi bạn bị viêm nhiễm có thể lây lan sang các bộ phận khác như: đối với nam giới có thể là tinh hoàn, ống dẫn tinh. Còn nữ giới sẽ dễ bị viêm nhiễm đến buồng trứng, cổ tử cung.

5. Một số phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu.

Khị bị viêm đường tiết niệu, các bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh là phương pháp được sử dụng nhiều và phổ biến.

Trường hợp người bệnh có các dấu hiệu triệu chứng viêm tại niệu đạo thì sẽ được chỉ định dùng kháng sinh từ 5 – 7 ngày. Còn với những trường hợp bệnh nặng hơn, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhập viện để truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Trong một số trường hợp, đặc biệt là nếu bạn bị viêm đường tiết niệu tái phát lại nhiều lần, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cấy nước tiểu - một xét nghiệm cụ thể để tìm nhiễm trùng tiểu. Nuôi cấy xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng giúp bác sĩ lâm sàng có thể chọn loại kháng sinh hiệu quả nhất để điều trị.

Đối với những bệnh nhân không đáp ứng được điều trị bằng phương pháp kháng sinh hay gặp phải những biến chứng như áp xe hoặc chảy mủ tại thận thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật để tránh những biến chứng gây nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề "Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không?" Có thể nói, viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi được nhưng có thể điều trị nhanh chóng khi can thiệp sớm. Nếu có những dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, các bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Hằng Vũ (Nguồn: cdc.gov)