leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Ung thư gan gồm: ung thư gan nguyên phát (tế bào gan trở nên bất thường) và ung thư gan thứ phát (tế bào ung thư ở bộ phận khác đi vào gan). Các tế bào ung thư phát triển gây ảnh hưởng đến mô liền kề và có thể lan sang các vùng khác của gan, thậm chí là các cơ quan khác ngoài gan.

Theo PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, những người mắc các bệnh về gan mạn tính như viêm gan B mạn, viêm gan C mạn và xơ gan thường có nguy cơ cao bị ung thư gan. Theo thống kê, có từ 80 - 90% người bệnh từng bị xơ gan tại thời điểm chẩn đoán ung thư gan. Ngoài ra, những người có tiền sử gan nhiễm mỡ, đái tháo đường thể 2 hoặc do các yếu tố khác như di truyền, nghiện rượu, nghiện thuốc lá… cũng thuộc nhóm có nguy cơ bị ung thư gan.

Các triệu chứng ung thư gan cụ thể thường không xuất hiện trong giai đoạn đầu. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh về gan, giúp người bệnh được chữa trị kịp thời.

Theo TS-BS Trần Công Duy Long, Trưởng đơn vị Ung thư gan mật - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, dưới sự tiến bộ của khoa học và y học, hiện nay đã có rất nhiều kỹ thuật điều trị bệnh ung thư gan tùy theo từng giai đoạn bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị được cân nhắc dựa trên sức khỏe, chức năng gan, mức độ xơ gan và tình trạng ung thư.

Để hiểu thêm về cách phòng ngừa và các tiến bộ mới trong điều trị ung thư gan, bạn đọc có thể theo dõi chương trình tư vấn tại địa chỉ: https://bit.ly/ungthugandieucanbietvahivongmoi.

Theo thanhnien