leftcenterrightdel
Trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các giọt bắn từ người bị bệnh (Ảnh: Internet) 

Adenovirus là một nhóm virus phổ biến lây nhiễm vào niêm mạc mắt, đường thở, phổi, ruột, đường tiết niệu và hệ thần kinh của con người. Bệnh nhiễm trùng này xảy ra ở trẻ em thường xuyên hơn ở người lớn, nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Hầu hết trẻ em sẽ mắc ít nhất một loại nhiễm trùng adenovirus khi lên 10 tuổi.

Nhiễm trùng thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ và tự khỏi sau vài ngày. Nhưng chúng có thể nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là trẻ em.

1. Adenovirus lây lan như thế nào?

Những loại virus này thường tồn tại ở những nơi công cộng. Chúng có thể lây lan khi ai đó bị nhiễm virus, sau đó ho hoặc hắt hơi. Các giọt chứa virus này bay vào không khí và tồn tại lại các bề mặt như cửa, nắm tay, đồ chơi, sàn nhà…

Trẻ có thể bị nhiễm virus khi chạm vào tay vào đồ chơi hoặc đồ vật khác nhiễm virus, sau đó chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt tạo điều kiện cho virus xâm nhập. Bệnh này lây lan nhanh chóng với trẻ em vì trẻ thường đưa tay lên mắt và miệng.

Ngoài ra, khi trẻ chơi cùng các bạn nhiễm virus, có thể lây từ giọt bắn trực tiếp khi người bệnh hắt hơi, ho.

Một số adenovirus có thể lây lan qua phân của người bị bệnh, chẳng hạn như trong quá trình thay tã. Adenovirus cũng có thể lây lan qua nước, chẳng hạn như bể bơi, nhưng điều này ít phổ biến hơn.

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm virus Adeno từ 2 đến 14 ngày. Những trẻ có miễn dịch kém có khả năng nhiễm bệnh cao hơn. 

2. Triệu chứng khi trẻ nhiễm Virus Adeno

Khi nhiễm Virus Adeno, trẻ có thể mắc nhiều bệnh với các triệu chứng khác nhau nên rất khó chẩn đoán thông qua dấu hiệu bên ngoài, cụ thể:

- Viêm phế quản: Ho, sổ mũi, sốt, ớn lạnh

- Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác: Ngạt và chảy nước mũi, ho, đau họng và sưng hạch

- Hạch cổ: Ho khan, khó thở, âm thanh the thé khi thở vào

- Nhiễm trùng tai: Đau tai, khó chịu, sốt

- Mắt hồng (viêm kết mạc): Mắt đỏ, chảy dịch từ mắt, chảy nước mắt, cảm giác như có vật gì trong mắt

- Viêm phổi: Sốt, ho, khó thở

- Nhiễm trùng dạ dày và ruột: Tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, sốt, co thắt dạ dày

leftcenterrightdel
Sốt, ớn lạnh, ho, khó thở là một trong những triệu chứng khi trẻ nhiễm Virus Adeno (Ảnh: Internet) 

Một số trường hợp gặp những tình trạng hiếm gặp hơn như:

- Sưng não và tủy sống (viêm màng não và viêm não): Nhức đầu, sốt, cứng cổ, buồn nôn và nôn (trường hợp này hiếm gặp)

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nóng rát và đau khi đi tiểu, thường xuyên phải đi, tiểu ra máu

Vì vậy, khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào như trên, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra. Đặc biệt, nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau đây, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời:

- Khó thở

- Sưng quanh mắt

- Sốt kéo dài không thuyên giảm

- Dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như ít nước mắt hoặc tã ít ướt hơn

3. Trẻ nhiễm virus Adeno nguy hiểm không?

Khi trẻ nhiễm virus Adeno được điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ trở nặng, hồi phục nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách có thể gây biến chứng rối loạn suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp, thiếu hụt globulin miễn dịch A và những bệnh khác.

Ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng, đang bị những bệnh hô hấp khác, thường có xu hướng bị nhiễm trùng phổi nặng, bệnh lan tỏa, và thậm chí gây tử vong.

leftcenterrightdel
 Nếu trẻ bị nhiễm virus Adeno không điều trị kịp thời sẽ làm bệnh trở nặng (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, khoảng 70% trẻ em bị viêm gan B bí ẩn có kết quả dương tính với virus Adeno. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều giả thuyết và nghiên cứu được đưa ra, nhưng chưa có bằng chứng chứng minh loại virus này gây ra bệnh viêm gan ở trẻ em. 

Nhìn chung, khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

4. Làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ?

Bệnh do Virus Adeno thuộc bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh cho con bằng một số biện pháp như:

- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên cho trẻ

Nguyên nhân phổ biến dẫn tới trẻ bị bệnh do Virus Adeno vì những thói quen ngoáy mũi, đưa tay lên mắt, ngậm tay, … Điều này vô tình làm virus xâm nhập vào trẻ khi tay trẻ có chứa virus trong các hoạt động vui chơi hàng ngày.

Do đó, cha mẹ nên rửa tay thường xuyên cho con bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn. Hơn nữa, hãy khuyến khích con không nên cho tay lên mắt, mũi, miệng để ngăn ngừa virus xâm nhập.

- Tăng cường miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch suy yếu sẽ làm sẽ dễ bị virus tấn công. Đặc biệt, những trẻ bị nhiễm virus Adeno trở nặng thường do sức đề kháng yếu.

Nên để phòng ngừa bệnh cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, nhất là các loại vitamin C, A, D như trái cây, rau củ, sữa chua, trứng, cá, sữa, …

leftcenterrightdel
Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang cho trẻ để phòng ngừa nhiễm virus (Ảnh: Internet) 

- Vệ sinh nhà cửa

Các gia đình nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là các bề mặt như cửa nắm tay, bàn ghế, bồn rửa, đồ chơi của con… Cha mẹ nên đề xuất đến trường học đảm bảo môi trường sạch sẽ, ngăn ngừa sự phát triển của virus.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Trẻ cũng có thể bị nhiễm bệnh thông qua giọt bắn trực tiếp. Vì thế, khi cho con ra ngoài chơi, đi học, cha mẹ nên đeo khẩu trang cho con. Nên chọn những loại khẩu trang mềm, vừa mặt để giúp con được thoải mái.

Ngoài ra, khi các thành viên trong gia đình có người nhiễm bệnh, nên cách ly với trẻ. Hoặc con bạn có các triệu chứng nhiễm virus, nên cho con ở nhà để tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Trẻ bị nhiễm virus Adeno tương đối nguy hiểm nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi con có các biểu hiện sốt, ho, khó thở. Hiện tại chưa có vaccine phòng ngừa được phổ cập ngoài cộng đồng nên cha mẹ nên phòng bệnh cho con bằng cách tăng cường miễn dịch, đảm bảo vệ sinh cá nhân, môi trường sống. 

Vân Anh

Nguồn: Webmd.com