leftcenterrightdel
 Bổ sung vitamin K hợp lý giúp phòng chống loãng xương. Ảnh:Solife. 

Y học chính thống ở Mỹ sử dụng rất ít vitamin K trong điều trị loãng xương. Việc này xảy ra bất chấp một lượng lớn bằng chứng khoa học chứng minh vai trò quan trọng của nó trong sinh lý xương, trong việc giảm gãy xương do loãng xương và trong việc huy động/hòa tan vôi hóa bất thường.

Tuy nhiên, đây lại là một phần quan trọng của liệu pháp điều trị loãng xương ở Nhật Bản. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên là phần lớn các tài liệu và nghiên cứu lâm sàng quan trọng nhất về lợi ích của vitamin K trong điều trị loãng xương đều đến từ Nhật Bản.

Cũng giống như vitamin C, các tài liệu khoa học chỉ ra rất nhiều ứng dụng rõ ràng của vitamin K. Và trong khi bằng chứng cực kỳ ủng hộ cả hai chất dinh dưỡng này, các bài báo về chúng lại thường kết thúc với gợi ý rằng dù chất dinh dưỡng này được chứng minh là mang lại lợi ích đáng kể, cần có thêm nhiều nghiên cứu được thực hiện trước khi đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào. Điều này đặc biệt đáng kinh ngạc vì hai lý do:

1. Vitamin K (giống như vitamin C) không có độc tính dù dùng liều lượng nào.

2. Gần như tất cả các phương pháp điều trị loãng xương truyền thống đều có độc tính rõ ràng trong khi công hiệu thì vẫn còn gây tranh cãi.

Thật không may, hàng triệu bệnh nhân phải trả giá đắt do sự ngần ngại không sử dụng các chất không kê đơn như vitamin C và vitamin K trong các phác đồ điều trị gần như trên toàn cầu.

Vitamin K thực ra chỉ một họ các phân tử hòa tan trong chất béo có cấu trúc tương tự nhau bao gồm phylloquinone (K1), menaquinone (K2), và menadione (K3). Các dạng vitamin K được bổ sung phổ biến chỉ có K1 và K2, dù K3 đã được chứng minh là cho kết quả rất tích cực trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư khi kết hợp với vitamin C. Do phạm vi hạn chế, chương này chỉ bàn đến K1 và K2.

[...]

Được phát hiện vào năm 1929, vitamin K ban đầu được ghi nhận có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Vài năm sau, warfarin chống đông máu được phát hiện, và vai trò của nó như một chất đối kháng vitamin K đã được khẳng định. Thậm chí ngày nay, vitamin K vẫn là thuốc giải độc chính cho độc tính của warfarin, hoặc tác dụng chống đông máu quá mức từ warfarin.

Tuy nhiên, điều rất quan trọng cần lưu ý là mặc dù vitamin K có thể vô hiệu hóa tác dụng làm loãng máu của warfarin, nhưng nó chỉ có thể bình thường hóa cơ chế đông máu bị loãng. Ở bất kỳ liều nào, vitamin K đều không thể khiến máu đông lại thành cục máu đông bất thường.

Mười bảy protein phụ thuộc vitamin K hiện đã được xác định. Hai trong số chúng đã được nghiên cứu đặc biệt, osteocalcin và matrix Gla protein (MGP), được biết đến là các chất ức chế vôi hóa bất thường trong các mô bên ngoài xương. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và đảo ngược sự vôi hóa như vậy, cùng với việc tăng cường sự chắc khỏe của xương nhờ khả năng kích hoạt (carboxyl hóa) các chất ức chế này.

Ở bệnh nhân loãng xương, quá trình vôi hóa bình thường trong xương không diễn ra. Đồng thời vôi hóa bất thường bên ngoài xương [vôi hóa lạc vị trí] thường xảy ra. Sự rối loạn chức năng kép này được gọi là “nghịch lý vôi hóa”, đặc biệt là do quá trình vôi hóa lạc vị trí [bất thường] được biết là có nhiều điểm tương đồng với hoạt động chuyển hóa xương.

Tuy nhiên, một lượng vitamin K đầy đủ sẽ hòa tan vôi hóa lạc vị trí, đồng thời ngăn chặn sự hòa tan, hay sự huy động canxi, từ xương.

Warfarin chống đông máu, một chất đối kháng vitamin K ức chế sự kích hoạt [carboxyl hóa] của MGP, nhanh chóng dẫn đến vôi hóa động mạch ở chuột. Những con chuột được cho dùng warfarin đã thể hiện các hiệu ứng tương tự, bao gồm vôi hóa dẫn đến sự mất ổn định của các mảng xơ vữa động mạch.

Nhưng khi những con chuột được điều trị bằng warfarin được cung cấp một lượng vitamin K cao trong chế độ ăn, vôi hóa động mạch chủ thực sự đã bị đảo ngược và độ đàn hồi của động mạch bắt đầu bình thường trở lại.

Vitamin K cũng rất cần thiết cho sinh lý xương bình thường, hoạt động như một tác nhân kiểm soát ,điều hòa tích cực trong sự tái tạo xương.

Theo znews