leftcenterrightdel
 Một nhân viên Chữ thập đỏ đang phun thuốc clo, trong khi các nhân viên khác đang tuyền truyền nhằm nâng cao nhận thức về sự lây lan của bệnh mpox và tầm quan trọng của vệ sinh tại Cộng hòa Dân chủ Congo - Ảnh: EPA-EFE

Ngày 14/8, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc tế về bệnh mpox với những lo ngại về sự gia tăng các trường hợp nhiễm chủng Clade 1b tại Cộng hòa Dân chủ Congo và sự lây lan sang các quốc gia lân cận.

Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cho biết trên trang web của mình rằng mpox lây lan giữa người với người chủ yếu thông qua tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm virus.

“Tiếp xúc gần bao gồm tiếp xúc da kề da (như chạm vào hoặc quan hệ tình dục) và tiếp xúc miệng kề miệng hoặc miệng kề da (như hôn)”, báo cáo cho biết.

Khả năng lây truyền cũng có thể bao gồm “đối mặt trực tiếp với người bị mpox (chẳng hạn như nói chuyện hoặc thở gần nhau, có thể tạo ra các hạt hô hấp có khả năng lây nhiễm)”.

Ngày 27/8, người phát ngôn của WHO Margaret Harris cho biết nếu một người nhiễm vi-rút có tổn thương, thì nếu họ nói chuyện gần với ai đó, thở vào họ, ở khoảng cách gần, mặt đối mặt, thì có khả năng" vi-rút lây lan, "nhưng đây là nguồn lây nhỏ".

"Thay vào đó, những gì chúng ta đang thấy là sự tiếp xúc gần gũi, da kề da là con đường lây truyền chính" - bà nói trong một cuộc họp báo ở Geneva.

“Khi bạn nói chuyện với ai đó, bạn sẽ phun ra những giọt nước bọt, nhưng đó không phải là hình thức lây truyền chính - và nó không phải là... kiểu lây truyền qua không khí, khoảng cách xa”.

WHO khuyến cáo những người mắc bệnh mpox, những người tiếp xúc gần và nhân viên y tế điều trị cho họ nên sử dụng khẩu trang.

Theo phụ nữ TPHCM