Theo thống kê, ước tính có hơn 936 triệu người trên toàn cầu mắc chứng chứng bệnh này từ nhẹ đến nặng. Ngáy là triệu chứng phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ, xảy ra ở 94% bệnh nhân.

Nhiều người mắc bệnh này thức dậy trong tình trạng nghẹt thở hoặc thở hổn hển, trong khi những người khác cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong ngày. Các nghiên cứu cho biết, nếu không được điều trị, người mắc bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 30% và có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 60%, theo tờ Times Now News.

Xét nghiệm máu dự đoán nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ- Ảnh 1.

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp dự đoán nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Pexels

Các nhà khoa học từ Đại học Federal University of Sao Paulo (Brazil) cho biết xét nghiệm máu chi phí thấp đo mức homocysteine - một loại axit amin trong máu. Mức homocysteine cao bất thường có thể dẫn đến thay đổi thành mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết khối, đau tim và đột quỵ.

Các tác giả đã thu thập và nghiên cứu dữ liệu từ hơn 800 người trong độ tuổi 20-80. Họ đã thực hiện bài kiểm tra để đo chỉ số ngưng thở khi ngủ, đếm số lần thở chậm hoặc ngừng trong 1 giờ ngủ trung bình. Từ đó, họ chia những người tham gia thành 4 nhóm như sau: Tối đa 5 lần ngưng thở mỗi giờ là không mắc bệnh, từ 5 - 15 lần là ngưng thở nhẹ, 15 - 30 là trung bình, và hơn 30 là nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học European Archives of OtoRhinoLaryngology, hơn một nửa số người tham gia được chẩn đoán không bị ngưng thở, trong khi 24,4% ở mức độ nhẹ, 12,4% ở trung bình và 8,8% bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng, theo Times Now News.

Các nhà khoa học cho biết những người tham gia cũng được phân loại theo mức độ homocysteine trong máu của họ như sau: Dưới 10 µmol/l là bình thường, 10 - 15 µmol/l là vừa phải, và cao hơn 15 µmol/l là cao.

Xét nghiệm máu dự đoán nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ- Ảnh 2.

Đó là một tình trạng đe dọa tính mạng có thể khiến người bệnh ngừng thở. Pexels

Cô Cavalcante-Silva cho biết: Khi chúng tôi lập bảng dữ liệu chéo, chúng tôi thấy rằng những người có mức homocysteine cao cũng có chỉ số ngưng thở khi ngủ cao hơn. Cô nói thêm: Những người có mức homocysteine cao hơn 15 µmol/l cũng có chỉ số ngưng thở khi ngủ cao hơn 7,43 so với những người có mức homocysteine thấp hơn 10 µmol/l.

Trong giai đoạn thứ hai, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ những tình nguyện viên tương tự vào 8 năm sau. Khi một số người bỏ tham gia, tỷ lệ đã thay đổi. Gần 1/3 (29,8%) không bị ngưng thở, 31,2% ở mức độ nhẹ, 19,4% ở mức độ trung bình và 19,6% ở mức độ nặng.

Dấu hiệu và triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Theo các bác sĩ, ngoài ngáy, ngưng thở khi ngủ còn có nhiều triệu chứng, trong đó có thể kể đến: Cảm thấy mệt mỏi hoặc thậm chí kiệt sức khi thức dậy, ngủ thêm vào ban ngày, tâm trạng lâng lâng, gián đoạn chức năng não, thức dậy nhiều lần vào giữa đêm, được người thân phát hiện bị ngưng thở khi ngủ, có kiểu thở bất thường, mất ngủ, đổ mồ hôi đêm, rối loạn chức năng tình dục, đau đầu và ợ nóng, theo Times Now News.

Theo Thanh niên