leftcenterrightdel
 Người dân đi bộ ở khu vực Gwanghwamun, quận Jongno, Seoul, hôm 29/6. Ảnh:Yonhap.

Theo cuộc khảo sát của công ty thăm dò ý kiến Embrain Public, 29,6% nhân viên văn phòng ở Hàn Quốc cho biết họ phải trải qua một số hình thức quấy rối tại nơi làm việc trong năm qua.

Khảo sát được thực hiện từ ngày 10 đến ngày 16/6 trên 1.000 nhân viên văn phòng từ 19 tuổi trở lên.

Yonhap trích dẫn một cuộc thăm dò tương tự được thực hiện hồi tháng 3 năm nay. 23,5% người tham gia cho biết họ đã bị quấy rối tại nơi làm việc, chẳng hạn như lạm dụng và bắt nạt bằng lời nói hoặc thể chất.

Gần 35% nhân viên trong ngành dịch vụ nói rằng họ đã bị quấy rối tại công ty.

Hàn Quốc đã dỡ bỏ hầu hết quy tắc về xa cách xã hội trong nỗ lực trở lại cuộc sống bình thường trước đại dịch.

Các công ty kêu gọi nhân viên trở lại văn phòng sau khoảng 2 năm làm việc tại nhà. Cùng với đó, ác mộng quấy rối, lạm dụng, bắt nạt trong các văn phòng cũng quay lại.

Hai cuộc khảo sát cho thấy lao động nữ dễ bị tổn thương hơn so với nam giới, lao động hợp đồng bị lạm dụng nhiều hơn nhân viên chính thức.

Trong số 29,6% trả lời từng bị quấy rối tại nơi làm việc, 39,5% cho biết mức độ lạm dụng ở mức "nghiêm trọng",11,5% cho biết từng có ý định tự tử.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 67,6% những người bị quấy rối chỉ im lặng, trong khi 25,3% khiếu nại và 23,6% bỏ việc.

Những người bị "gabjil" và im lặng giải thích họ sợ bị trả thủ và tình hình không được cải thiện.

"Gabjil" là một thuật ngữ tiếng Hàn đề cập đến hành vi lạm dụng của những người có chức vụ quyền lực đối với cấp dưới, hậu bối của mình. Tháng 9/2019, Hàn Quốc đã ban hành luật chống bắt nạt tại nơi làm việc, để ngăn chặn các hành vi lạm dụng.

Theo zingnews