Ảnh minh họa
* Trả lời:

1. Về vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Việt Nam chỉ cho phép công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài thuộc trường hợp:

- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Điều 4, khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, đã sửa đổi bổ sung bởi Luật số 56/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội (“Luật quốc tịch Việt Nam”)).

Do đó, căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cháu trai bạn được phép nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải từ bỏ quốc tịch Trung Quốc.

2. Về thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm:

(1) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

(2) Bản sao Giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế có giá trị chứng minh cháu bạn có quốc tịch Trung Quốc, và mối quan hệ cha - con giữa cháu và cha là công dân Việt Nam (cha có quốc tịch Việt Nam);

(3) Bản khai lý lịch; và

(4) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian cháu của bạn cư trú ở Việt Nam (nếu có), Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp đối với thời gian cháu của bạn cư trú tại Trung Quốc. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

 (Điều 20 Luật quốc tịch Việt Nam, Điều 7 Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, đã sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ (“Nghị định 78/2009”)

Hồ sơ phải được lập thành 3 bộ nộp đến Sở Tư pháp nơi gia đình con bạn (cháu bé) cư trú tại Việt Nam.

Lưu ý: Những văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tuân thủ theo quy định tại Điều 21 của Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự

B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,

Thanh Xuân, Hà Nội

Theo Quehuongonline