Chị Thảo đang tạm thời tá túc tại nhà mẹ đẻ, từ khi được giải cứu về Việt Nam
Hai ngày nay căn nhà gỗ lụp xụp nằm ở bìa rừng thuộc địa phận xã Châu Lý, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có nhiều bà con địa phương qua lại, gửi lời chúc mừng tới Vi Thị Thảo (23 tuổi) vừa được giải cứu trở về sau thời gian bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Do hoàn cảnh lúc đó đang có hai con gái nhỏ (2 tuổi và 4 tuổi) kinh tế khó khăn, bố đẻ lại mắc bệnh hiểm nghèo, Thảo nghe thấy xuôi tai. Bản thân mẹ chồng cũng động viên nên cô nhận lời sẽ đi xuất khẩu lao động, mong kiếm được tiền gửi về chăm con nhỏ, giúp bố chữa bệnh. Nghẹn ngào, Thảo kể lại trung tuần tháng 10/2016 khi đang ở nhà chồng thì một người đàn ông trung tuổi và một phụ nữ (đều là anh em phía bên nhà chồng) bàn qua Trung Quốc đi làm thuê để cải thiện cuộc sống gia đình.
Nửa tháng sau đó, Thảo đón xe khách ra Quảng Ninh vượt biên qua Trung Quốc. Tại đây, một người phụ nữ tên Sáu (là người thân gia đình bên nhà chồng) dằn mặt rằng cô chỉ còn hai lựa chọn "lấy chồng hoặc vào động mại dâm" vì không còn đường về.
Không muốn làm nghề mại dâm, Thảo đành chấp nhận về chung sống với người đàn ông 24 tuổi làm nghề nông, không rõ địa chỉ. "Những ngày tháng đầu làm vợ tôi khóc lóc, van xin nhà chồng thả mình trở về Việt Nam nhưng không được, vì họ nói đã trả khoản tiền tương đương 300 triệu đồng để đưa tôi về làm vợ. Anh chồng đó hiền lành, cũng trình bày rằng anh ta là nạn nhân nên khuyên tôi chấp nhận ở lại", Thảo kể.
Những ngày đó cũng là quãng thời gian ám ảnh nhất với Thảo, một phần vì hôn nhân không có tình yêu, một phần nhớ con và người thân ở quê nhà khiến cô suy sụp.
"Dù không bị chồng đánh đập nhưng có những đêm không ngủ, khóc và nhớ các con, tôi đã nghĩ tới cái chết để giải thoát nhưng lại thương các con nên gắng sống...", cô rớm nước mắt nhớ lại.
Vi Thị Thảo được công an đưa trở về với gia đình
Lâu dần, khi tạo được lòng tin, Thảo được chồng cho đi ra ngoài lao động, hay đi chợ, rồi cho sử dụng điện thoại di động. Lợi dụng những lúc được sử dụng điện thoại, cô truy cập vào Zalo để kết bạn với người ở Việt Nam. Trong một lần may mắn, thông qua một người không quen biết ở Hà Nội, cô xin được số điện thoại của luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng, đang công tác tại TP HCM.Để Thảo không bỏ trốn, những lúc đi vắng, gia đình nhà chồng đều khóa cổng, tường cao rào kín nhằm giam lỏng. Nhận thấy không thể trở về công khai, Thảo suy nghĩ phải tìm cách ra đi, song trước tiên phải tạo niềm tin với chồng và những người trong gia đình. Những ngày tháng sau đó, cô không còn cự tuyệt chồng mà giả vờ niềm nở, chấp nhận cuộc hôn nhân.
Một ngày cuối năm 2017, Thảo đã "kêu cứu" được tới luật sư, trình bày họ tên, nơi cư trú và bố mẹ đẻ ở quê. Do không biết địa chỉ nơi đang ở và không biết tiếng Trung Quốc nên Thảo được anh Hùng hướng dẫn dùng điện thoại chụp một số tấm biển tên đường, biển quảng cáo gần nơi đang sống để gửi cho anh, nhằm xác minh địa chỉ...
"Từ lúc liên lạc được với anh Hùng, được hướng dẫn cách xóa tin nhắn, xóa cuộc gọi để không bị phát hiện, được nghe động viên của anh chờ giải cứu, tôi hồi hộp và lo lắng lắm. Tới lúc công an địa phương vào làm việc với nhà chồng để đưa trở về Việt Nam, tôi vẫn cứ ngỡ là trong mơ", Thảo kể. Cô cho biết rất biết ơn vị luật sư là ân nhân của mình và các cơ quan chức năng.Tất cả những thông tin thu thập được, anh Hùng đã đăng lên tài khoản Facebook của công an huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). Tiếp nhận thông tin này, công an huyện phối hợp với công an tỉnh Nghệ An và Tổ chức trẻ em Rồng Xanh đã giải cứu Thảo trở về Việt Nam ngày 9/3.
Thảo cho biết, do chưa có con chung với người chồng ở Trung Quốc nên trước mắt sẽ cắt liên lạc với họ. Trở về nước, hôn nhân có chút trục trặc với chồng, cô tạm thời sống tại nhà mẹ đẻ, cố gắng ổn định tâm lý để mưu sinh đồng áng, chăm con.
Theo VNExpress